Xương rồng là loại cây cảnh phổ biến có cách trồng khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc. Hơn nữa, hoa xương rồng cũng cực kỳ đẹp và không thua kém gì các loại hoa nào khác. Những mầm hoa nhú lên từ thân cây toàn gai góc khiến người ta thấy được niềm vui và hi vọng. Đặc biệt, xương rồng ra hoa còn là điềm lành, xua đuổi khí xấu, tránh tà ma. Thế nhưng, bạn có biết cách trồng xương rồng ra hoa đẹp quanh năm hay không? Cùng Agrioly khám phá ngay nhé!
Đất trồng:
Đất trồng xương rồng phải là loại đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Nhất là đất cát pha thịt để đảm bảo sự phát triển tốt nhất dành cho cây. Hỗn hợp đất trồng xương rồng thường bao gồm: Phân bò hoai mục, tro, phân dynamic, NPK và Cát sỏi hoặc sỉ than. Trong đó, yêu cầu về độ tơi xốp thoáng khí quan trọng hơn cả dinh dưỡng trong đất.
Tưới nước: Xương rồng tuy sống được trong điều kiện khắc nghiệt như sa mạc, tuy nhiên nó không chịu ngập úng. Do đó, bạn chỉ nên tưới nước 2 -3 ngày 1 lần vào mùa nắng và chỉ tưới vừa đủ ướt trên mặt đất. Nên để lớp sỏi phía dưới đáy chậu để thoát nước. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn. Chậu càng nhỏ cần tưới càng nhiều.
Nhiệt độ: Xương rồng có thể chịu đựng ở nhiệt độ lớn, tuy nhiên nếu trồng xương rồng ở nhà thì nhiệt độ thích hợp là 15 -28 độ C. Tuy nhiên cây có thể chịu được từ 10-50 độ C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.
Ánh sáng: Xương rồng ưa sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Tốt nhất nên để xương rồng nhận ít nhất 50% ánh mặt trời trực tiếp trong ngày. Xương rồng con hay mới được ươm ra thì chỉ cần phơi nắng 1-2 giờ 1 ngày. Để nơi không khí thoáng, có gió. Muốn xương rồng ra hoa thì nhất thiết phải đưa cây ra chỗ có ánh sáng mặt trời ít nhất 4 giờ trong ngày.
Dinh dưỡng: Cây xương rồng cũng cần cung cấp chất dinh dưỡng để được phát triển tốt và khỏe mạnh. Trong mùa phát triển, cây xương rồng cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.
Công đoạn thúc cây xương rồng ra hoa
Những cây xương rồng không ra hoa thì tới 90% nguyên nhân là không đủ ánh sáng. Nếu xương rồng ở nhà của bạn đang ở chỗ mát, nhất định phải đưa ra ngoài nơi có ánh sáng mặt trời ít nhất 4 giờ trong 1 ngày.
Nếu bạn bón quá nhiều đạm, cây sẽ xanh tốt nhưng lại không ra hoa được. Cần tưới nước nhưng không thể để ứ đọng ngập úng, bón phân với tỉ lệ lân nhiều để kích thích cây ra rễ, ra hoa. Tuy nhiên, xương rồng chỉ có thể ra hoa khi đạt đến thời kỳ sinh sản, có loại cây chỉ mấy tháng nhưng có loại lên tới vài năm, mấy chục năm. Nếu trước đó mà thúc lân quá nhiều thì cây cũng không thể ra hoa như ý được.
Hi vọng thông qua bài viết trên bạn đã biết được cách trồng xương rồng ra hoa đẹp quanh năm. Agrioly chúc các bạn thành công nhé!