Cây thường xuân có tên gọi khoa học là Hedera helixên. Cây là một loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân (Hedera), Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây có nguồn gốc ở châu Âu và các nước Tây Á, là loài cây leo, thường xanh. Chúng có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30 mét, do đó chúng thường được trồng để làm hàng rào và tạo màu xanh trang trí cho các mảng tường.
Thân cây thường xuân thường có nhiều đốt, tại mỗi đốt có rễ và lá giúp cây bám chắc hơn. Lá có màu xanh nhạt khi còn non và đậm dần qua các thời kỳ phát triển của lá.
Hoa của cây thường có nhiều vào đầu mùa thu, hoa có cánh nhỏ, màu vàng hơi nhạt và có hương thơm dịu nhẹ, quả có màu đỏ hoặc vàng. Cây thường xuân rất dễ chăm sóc, dễ sống nhưng không chịu được nắng nóng thích hợp trồng làm cây cảnh trong nhà, văn phòng hay khách sạn. Ở nước ta, cây thường mọc nhiều tại các khu rừng ẩm ở Lào Cai, Lai Châu, thường tập trung ở các độ cao trên 1300m. Bộ phận sử dụng chính là thân, lá, rễ có thể dùng tươi hay phơi khô.
Tác dụng của lá cây thường xuân
Từ lâu, lá thường xuân được sử dụng như một loại dược liệu có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Hiện nay, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cây này, kết quả cho thấy chiết dịch từ cao lá khô có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là rất có hiệu quả trong điều trị các bệnh hô hấp cấp tính và mãn tính kèm theo các cơn ho. Một số tác dụng quý hiếm của lá cây thường xuân như sau:
Tác dụng chống viêm
Một trong những lợi ích nổi tiếng nhất của việc sử dụng, đó là khả năng chống lại các vấn đề viêm nhiễm trong cơ thể. Nếu bạn bị viêm khớp, bệnh gút, hay bệnh thấp khớp, bạn có thể dùng trà hoặc bôi lá thường xuân trực tiếp lên chỗ viêm, việc này sẽ giúp các thành phần có trong lá thấm qua gia, qua đó tác dụng vào làm giảm viêm.
Tác dụng làm lành da
Trong nhiều thế kỷ, người ta đã sử dụng lá cây để giảm thiểu sự đau đớn và nguy cơ nhiễm trùng vết thương bỏng trên da. Ngoài ra, còn có tác dụng đối với các vết thương hở và có một số đặc tính kháng khuẩn, giúp giảm sự khó chịu của bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, eczema và các bệnh ngoài da khác.
Tác dụng ngăn ngừa sự tắc nghẽn hô hấp
Lá thường xuân thường được sử dụng để ngăn ngừa sự tắc nghẽn đường hô hấp. Các thành phần saponin trong chiết xuất lá thường xuân có thể giúp thở dễ dàng hơn bằng cách: nới lỏng chất nhầy để làm sạch nhanh hơn, tăng sản xuất và tiết chất lỏng để trao đổi oxy, làm cho cơ bắp đường thở thư giãn. Từ lâu, lá của thảo dược này được coi là một loại thuốc long đờm, có thể phá vỡ các đờm và chất nhầy trong hệ thống phế quản. Ngoài ra, cây còn là một phương thuốc hiệu quả cho bệnh dị ứng và hen suyễn, viêm phế quản.
Tác dụng lá thường xuân phòng chống ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lá thường xuân có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự lây lan hay phát triển của ung thư. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa đột biến, cây còn có thể bảo vệ cơ thể khỏi một loạt các bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư.
Tác dụng chống nhiễm trùng
Ngoài tính chất kháng khuẩn, lá cây chứa các chất chống ký sinh trùng, giúp loại bỏ giun đường ruột. Sử dụng lá cây thường xuân có thể giúp loại bỏ giun ra khỏi ruột của bạn. Dùng lá thường xuân nấu nước gội đầu có thể loại bỏ được chấy rận trên tóc.