3 nguyên nhân trên sẽ khiến cho cả hồng Sa Đéc hay thậm chí là hồng ngoại nhập cũng đều không thể tránh khỏi vàng lá. Hoa hồng vàng lá có thể dễ dàng quan sát để xác định nguyên nhân như sau:
Hoa hồng đang là loài cây được nhiều người ưa chuộng.
1. Thiếu nước
Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất đó là cây thiếu nước. Thiếu nước tưởng chừng như nguy hiểm hơn thừa nước nhưng điều này lại hoàn toàn ngược lại. Khi thiếu nước lá sẽ vàng và có biểu hiện khô, giòn lá. Khắc phục đơn giản bằng cách ngắt bỏ lá vàng và bổ sung thêm nước, nhưng lưu ý mỗi lần chỉ tưới một lượng nhỏ, chia làm nhiều lần tưới để tránh gây sốc làm yếu cây.
2. Úng nước làm thối rễ gây ra bệnh vàng lá thối rễ
Nguyên nhân úng nước thường nguy hiểm hơn thiếu nước. Đất úng nước khiến bề mặt chậu luôn trong tình trạng ẩm ướt, đất tầng rễ thiếu oxy khiến rễ bị ngộ độc (thối rễ). Rễ thối, ngộ độc sẽ mất khả năng hút dinh dưỡng khiến cây suy yếu, lá chuyển vàng và có biểu hiện bị uốn cong. Rễ bị thối, ngộ độc kèm với độ ẩm đất cao, nấm bệnh phát triển nhiều nên tình trạng thối rễ sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Nếu để lâu cây hồng sẽ chết.
Để xử lý bệnh này cần tập trung 100% cho 3 bước đặc trị bệnh vàng lá thối rễ sau đây:
Bước 01: Giảm áp lực lên rễ
Để giảm áp lực cho rễ, bạn cần cắt tỉa bớt cành vàng. Cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra đọt mới khi phục hồi.
Bước 02: Cải tạo đất xung quanh vùng rễ
Đây là bước bắt buộc để có thể xử lý bệnh một cách triệt để. Bạn phải cải tạo phần đất xung quanh tán để loại bỏ bớt mầm bệnh cũng như tạo độ tơi xốp cho rễ hồi phục dễ dàng hơn. Một số chỉ số của đất cần được cải tạo đó là độ pH, độ ẩm, độ tơi xốp, hàm lượng hữu cơ trong đất.
Bước 03: Chữa bệnh
Sau khi đã cải tạo đất xong. Sử dụng các loại thuốc sinh học diệt trừ nấm và kích thích tái tạo lại bộ rễ. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học làm chai đất khiến bệnh dễ tái phát.
3. Ngộ độc phân bón làm thối rễ
Khi bón phân hóa học, hầu như các loại hoa hồng đều ưa bón từng chút một. Nếu bón quá liều sẽ làm cây bị sốc, bị ngộ độc, bị xót rễ non gây ra hiện tượng vàng lá. Khi thấy vườn hồng vàng lá đồng loạt sau 2 – 3 ngày bón phân thì đây chắc chắn là nguyên nhân.
Để xử lý vàng lá do ngộ độc phân xử lý tương tự như úng nước nhưng lưu ý cần thay đổi phương pháp chăm sóc ngay sau khi cây phục hồi.
4. Cách chăm sóc sau khi cây phục hồi
Sau khi cây phục hồi, để giúp cho cây hoa hồng ra lá dày, dáng đẹp, hoa ra đều quanh năm, lâu tàn và thơm hơn cần phun thêm loại phân bón lá cao cấp A4 (Acid amin). Giúp bổ sung thêm lượng dinh dưỡng hữu cơ trong giai đoạn này giúp cây phục hồi nhanh hơn. Phun định kỳ 10 – 15 ngày/lần kết hợp với nấm ký sinh côn trùng CNX-RS để đảm bảo khi cây hoa hồng sau khi phục hồi không bị sâu, rầy, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ phá hoại.