Một số đặc điểm của cây hương thảo
Cây hương thảo (romarin – rosemary) còn gọi là cây tây dương chổi, tên khoa học Rosmarinus officinalis L., thuộc họ Hoa môi – Laminaceae. Tên hương thảo Rosmarinus xuất phát từ tiếng Latin: Ros có nghĩa là sương và marinus nghĩa là biển, gọi chung là sương của biển, nói đến nguồn gốc của cây này trên bờ biển Địa Trung Hải.
Cây hương thảo là một loài thực vật thân thảo. Cây nhỏ, cao từ 1 – 2 mét. Cây phân thành nhiều nhánh và thường mọc thành bụi rậm. Toàn cây hương thảo có mùi thơm đặc trưng. Lá cây thân thảo có màu xanh lục, hình dải. Lá cây có chiều dài khoảng 4cm, rộng khoảng 5mm.
Mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có lông và lốm đốm trắng. Lá không có cuống lá và dai chắc. Hoa cây hương thảo có màu lam nhạt. Hương thảo còn cho hoa có màu tím cà. Hoa hương thảo xếp dọc ở các vòng lá. Hoa có kích cỡ 1cm.
Một số công dụng tuyệt vời của cây hương thảo
– Theo y học hiện đại:
Tinh dầu hương thảo có những tác dụng như: chống co thắt, làm ra mồ hôi, hạ nhiệt, giảm đau đầu, dịu đau, hưng phấn thần kinh, trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, gia tăng bài tiết mật, làm thuốc bổ đắng và có thể gây sảy thai.
Qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, người ta ghi nhận hương thảo có khả năng ức chế độc tố aflatoxine, một chất có thể gây ra bệnh ung thư, được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm thực phẩm dùng cho người và động vật, mà bị lên mốc.
– Tác dụng tăng trí nhớ:
Nếu bạn đang làm việc căng thẳng, stress thì tinh dầu của Hương Thảo chính là liệu pháp tốt nhất để bạn giảm áp lực. Hãy dùng đèn xông với tinh dầu Hương Thảo đặt trong phòng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và không buồn ngủ. Ngoài ra cũng giúp trẻ em trong nhà kích thích não bộ, tăng cường trí nhớ.
– Theo Đông y:
Hương thảo có vị chát, mùi thơm nồng, tính ấm nóng, tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, hoạt huyết, tẩy uế trọc, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, lợi mật, lợi tiểu, nhuận trường, chống viêm sưng, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung, giúp chống rụng tóc và mau mọc tóc, giúp khử trùng đường hô hấp và làm long đàm, dễ khạc đàm.
– Trong chế biến thực phẩm:
Lá hương thảo thường được sử dụng tươi, nhưng cũng được sấy khô bảo quản để sử dụng. Dùng làm gia vị trong những món thịt hầm, món thịt nấu ra gu, thịt rô ti, thịt nướng, làm bánh…
Hoa hương thảo có mùi thơm dịu hơn và được dùng để tạo mùi thơm cho những món ăn hay món tráng miệng. Người dân ở vùng Địa Trung Hải cho rằng, sử dụng hương thảo thường xuyên trong nấu nướng các món ăn sẽ giúp duy trì, bảo vệ tính miễn nhiễm của các cơ quan trong cơ thể và giúp làm chậm lại quá trình lão hóa của những mô tế bào nhờ tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.
– Tác dụng làm đẹp:
Một tác dụng mà chị em rất thích và ngành mỹ phẩm áp dụng đó chính là dùng nó để chế tạo kem dưỡng da, xà bông, lotion, nước hoa, nước tắm thảo dược, nước xả, kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc, gói tỏa hương thơm,…
Ngoài ra, hương thảo còn kích thích mọc tóc, sát thương và viêm giác mạc nhẹ: dùng lá cây Hương Thảo nấu với nước và xoa nước đó lên tóc, vết thương và rửa mắt
Lưu ý:
– không dùng hương thảo cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người có cơn động kinh, những người quá nhạy cảm với tinh dầu hương thảo.
– Dùng lá hương thảo quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, co thắt đường ruột,… Khi gặp phải tình trạng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được khắc phục.