Trầu Bà hay còn có tên tiếng Anh là Pothos (Epipremnum Aureum) là loài rất đa dạng về màu sắc, hình thái nhưng chỉ có Trầu Bà Xanh hoặc Vàng là thông dụng. Bài viết sẽ hé lộ chi tiết về hai loại cây Trầu Bà Đế Vương độc đáo không phải ai cũng biết. Hãy cùng theo dõi bạn nhé.
1. Trầu Bà Đế Vương Xanh
1.1. Đôi nét về Trầu Bà Đế Vương Xanh
Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh hay còn có tên gọi khác là cây Đế Vương Xanh (tên khoa học: Philodendron Imperial Green) là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Nguồn gốc của cây từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonesia. Vì cây Trầu Bà Đế Vương Xanh an toàn, có sức sống tốt, phát triển nhanh, sống được trong điều kiện thiếu nắng như ở trong nhà, văn phòng. Chính vì vậy mà nó được nhân giống và phát triển rộng rãi trên nhiều quốc gia để làm cây cảnh trang trí. Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh mang ý nghĩa cho sự quyền lực và may mắn.
Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh phát triển theo bụi, lá bầu và thon dần lại ở phần đầu lá. Lá non có màu xanh nhạt và chuyển dần sang xanh xẫm, mặt lá bóng, mền. Cây sống lâu năm sẽ có dạng thân cột.
1.2. Công dụng của cây Trầu Bà Đế Vương Xanh
- Lọc các khí độc ở dạng hơi như chất gây ung thư formaldehydes, khói thuốc và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác.
- Hút bức xạ ở các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại, wifi, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng…
- Trang trí không gian, màu xanh của lá sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
2. Cây Trầu Bà Đế Vương Sọc
2.1. Đôi nét về cây Trầu Bà Đế Vương Sọc
Trầu Bà Đế Vương lá sọc có tên khoa học là Philodendron Birkin và cũng như người anh em của mình là Trầu Bà Đế Vương Xanh thì cây cũng là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Cây còn có tên khác là Trầu Bà Hoàng Kim vì những nét sọc trắng bắt mắt như ánh kim.
Nếu ai đã trót mê Đế Vương lá xanh, thì nay lại có thêm một lựa chọn mới cho không gian xanh nhà mình, đó là trầu bà đế vương lá sọc. Những gân lá màu trắng toả ra từ giữa thân lá, cực kì nổi bật và bắt mắt trên nền lá màu xanh.
2.2. Công dụng của Trầu Bà Đế Vương Sọc
Không gian thô cứng, đơn điệu nơi văn phòng làm chúng ta có cảm giác khô khan, mệt mỏi. Để tạo điểm nhấn thì việc lựa chọn cây trầu bà đế vương là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời. Trầu Bà Đế Vương Sọc có màu lá xanh chen sọc trắng sang trọng ấn tượng, nó hoàn hảo cho việc tạo ra cảm giác tươi mát và bắt mắt.
Thêm vào đó, Trầu Bà là nhà vô địch trong các cây nội thất hấp thụ khí độc, nó sẽ là một bộ lọc không khí sống lý tưởng cho bạn trong một không gian chật hẹp.
Chậu cây Trầu Bà Đế Vương thường được dùng đặt ở bàn làm việc hoặc trong văn phòng tạo sự thư thái và khích lễ tinh thần nỗ lực làm việc của bạn, bên cạnh đó bạn còn được tận hưởng không khí trong lành từ một chiếc máy lọc không khí tự nhiên.
3. Ý nghĩa của cây Trầu Bà
Cây mang ý nghĩa cho sự quyền lực và may mắn, các loài cây Trầu Bà nói chung còn đại diện cho mệnh Mộc, chính vì thế cây rất hợp làm cây cảnh phong thủy cho người mệnh Mộc và Mệnh Hỏa. Với những gia chủ mệnh này cây sẽ giúp mọi việc thuận lợi hơn, chiêu tài lộc, tốt cho công danh.
Trong phong thủy, cây Trầu Bà có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tuy nhiên từng vị trí và đối với từng ngành nghề công việc thì nó lại có các ý nghĩa riêng biệt.
- Đối với người quản lý doanh nghiệp (giám đốc, trưởng phòng): chúng thể hiện sự uy quyền, sang trọng của địa thể của mình. Thể hiện ý chí vươn lên mãnh liệt để khẳng định bản thân, để phát triển và điều hoành doanh nghiệp thật tốt.
- Đối với gia đình: Trầu Bà thể hiện sự mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Đem lại tiền tài, bình yên và giúp gia chủ tránh được các thị phi trong cuộc sống.
Theo các chuyên gia phong thủy, cây trầu bà là loại cây phong thủy phù hợp với người tuổi Ngọ, giúp trấn át khuyết điểm của người này, giúp họ có thể thành công trong sự nghiệp, tiền tài.
4. Cách chăm sóc cây Trầu Bà
4.1. Về đất
Cây Trầu Bà rất khỏe, nên có thể sống được ở nhiều loại đất, nhưng loại đất thích hợp nhất là loại tơi xốp, có khả năng giữ ẩm, đổ mùn cao, để có loại đất này ta có thể trộn đất với, trấu, xơ dừa, phân bò…
4.2. Về nước
Tùy vào điều kiện thời tiết và môi trường mà tưới cây, thường nếu cây nhỏ ít đất thì 4 – 5 ngày tưới 1 lần, với cây lớn có nhiều đất, khả năng giữ nước lâu thì 7 – 10 ngày mới tưới một lần, là loại cây tương đối ưa nước, nhưng cũng không nên tưới nhiều, nên để đất khô hẳn rồi mới tưới tiếp, để tránh tình trạng, vi khuẩn phát triển.
4.3. Về nhân giống
Vì cây có sức sống mãnh liệt phát triển nhanh theo bụi, nên cây thường được nhân giống bằng các tách bụi là phương pháp tối ưu nhất.
4.4. Về vị trí đặt cây
Vị trí thích hợp đặt cây Trầu Bà nói chung là nơi có ánh nắng nhẹ hoặc ánh sáng sáng đèn huỳnh quanh chiếu thẳng xuống, nơi đặt là nơi thoáng mát. Thường đó là vị trí bên cạnh cửa sổ, cửa ra vào, trước hiên, ở sảnh. Nếu để cây ở phòng kín thì buổi tối có thể mở cửa để cây trao đổi với không khí bên ngoài, tránh để nơi có ánh nắng gắt chiếu.
Hãy đến với agrioly.vn để tậu về cho khu vườn của mình một chậu Trầu Bà Đế Vương xinh xắn này nhé!