Danh sách 23 Cây Trồng Nguy Hiểm Cho Thú Cưng dưới đây được biên soạn theo thông tin tổng hợp từ Đại Học Cornell và ASPCA. Tất nhiên không chỉ có 23 cây gây nguy hiểm đến chó mèo mà đây chỉ là những cây phổ biến thường gặp nhất.
Hãy cùng nhau tìm hiểu bài như một hướng dẫn để chúng ta có thể chăm sóc, yêu thương thú cưng một cách tốt nhất nhé !
Vườn Cây Nhà Bạn Tác Động Thú Cưng Như Thế Nào?
Là người yêu thương thú cưng như mèo, chó… chúng ta nên biết rằng chúng thường có xu hướng nhai, ngửi, thậm chí ăn những thứ kỳ lạ.
Mèo thường bị cuốn hút theo các cây có nhựa hoặc các thứ bay như hoa bồ công anh.
Thú cưng bạn là chó thì chúng sẽ nhai cắn những thứ gì mà nó bị kích thích.
Vì vậy, nếu vườn cây nhà bạn có những loại cây mà có thể làm chú ý, hấp dẫn chúng thì hãy nên lưu ý một số loại hoa, cây trồng khi lựa chọn cho sân vườn của mình.
23 cây trồng dưới đây không phải đã đầy đủ, nhưng đây là các cây mà phổ biến nhất trong toàn bộ các loại cây có trong thiên nhiên.
1 . Nha Đam
Nha đam được trồng khá phổ biến tại Việt Nam
Đây là cây gây ngộ độc với chó mèo. Chúng ta thường dùng nha đam đắp lên vết bỏng, hãy lưu ý đừng để chó mèo nhà bạn liếm vào nhé! Các triệu chứng khi ngộ độc: Nôn mửa, trầm cảm, tiêu chảy, chán ăn, run, thay đổi màu nước tiểu.
2. Hoa Loa Kèn Đỏ
Đây là loài hoa đẹp, thường được dùng để trang trí trong khu vườn.Tuy nhiên hãy lưu ý tránh để trong tầm của thú cưng vì nếu sẽ gây ngộ độc nếu chúng nhai phải. Các triệu chứng khi ngộ độc: Nôn mửa, trầm cảm, tiêu chảy, chán ăn, run, đau bụng, tăng tiết…
3. Cây Họ Đỗ Quyên
Không chỉ độc hại đối với mèo và chó, loại cây sân vườn phổ biến này cũng rất nguy hiểm đối với ngựa, dê và cừu.
Khi chúng nuốt phải một vài lá có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
+ Buồn nôn cấp tính tiêu hóa, chảy nước dãi, ăn mất ngon, đi tiêu thường xuyên, tiêu chảy, đau bụng, suy nhược, chóng mặt, liệt chân, nhịp tim yếu và nằm ngửa từ 2 ngày trở lên.
+ Vào thời điểm này, có thể tình trạng sẽ cải thiện được hoặc động vật có thể trở nên hôn mê và chết.
4. Hoa Baby – Hoa Chấm Bi
Hoa Baby xinh này thường được làm hoa tặng
Mùi hương ngọt ngào của loại hoa này vô tình cuốn hút thú cưng bạn.
Tuy nhiên hoa chấm bi tác động đến tiêu hóa của chúng và gây nên tiêu chảy, nôn ói.
5. Cây Thu Hải Đường
Cây Thu Hải Đường được yêu thích tại nhiều vườn cây
Loại cây cũng khá phổ biến, phần củ của nó là phần độc nhất với thú cưng bạn.
Các triệu chứng: bỏng miệng, kích ứng miệng, lưỡi và môi, chảy nước dãi, nôn mửa, khó nuốt.
6. Hoa Cẩm Chướng
Tuy không gây nguy hiểm như các loại khác, loài hoa này gây tác động nhẹ như: viêm da, tiêu hóa nhẹ.
7. Hạt Thầu Dầu
Hạt thầu dầu tác dụng tốt cho con người, nguy hiểm với thú cưng
Thường không được trồng trong khu vườn của mọi người, nhưng cây thầu dầu là một cây cảnh phổ biến được sử dụng trong nhiều công viên và các nơi công cộng, vì thế cần lưu ý khi dắt thú cưng đi dạo.
Triệu chứng: đau bụng, chảy nước mắt, nôn mửa, tiêu chảy, khát nước, suy nhược cơ thể và ăn mất ngon.
Các trường hợp ngộ độc nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước, co giật cơ, run, động kinh, hôn mê và tử vong.
8. Hoa Cúc
Hoa cúc thường không hấp dẫn chúng ta bởi mùi hương. Nhưng đối với thú cưng thật sự nó hấp dẫn.
Không gây tử vong tuy nhiên một số triệu chứng: nôn mửa, tiêu chảy, tăng tuần hoàn, viêm da.
9. Cây Hoa Anh Thảo
Loại hoa xinh đẹp này phổ biến trong vườn, thường được trồng trong chậu cảnh.
Hoa Anh Thảo độc đối với cả mèo và chó. Nồng độ cao nhất của thành phần độc hại thường nằm ở phần gốc của cây.
Các triệu chứng: kích ứng đường tiêu hóa, bao gồm nôn mửa.
Trong một số trường hợp đã được báo cáo tử vong.
10. Cây Thuỷ Tiên Hoa Vàng
Cây Thủy Tiên Hoa Vàng
Phần củ của cây này rất độc với chó mèo.
Các triệu chứng: Nôn mửa, tiêu chảy; nuốt nhiều lần gây co giật, hạ huyết áp, run và rối loạn nhịp tim.
11. Hoa Lay Ơn
Việc trang trí vườn bằng loại hoa này rất đẹp, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến thú cưng.
Triệu chứng: nôn mửa, chảy nước bọt, lơ mơ, tiêu chảy.
12. Cây Ngọc Trâm
Cây Ngoc Trâm
Thường nếu được trồng trong sân vườn thì được trồng thành hàng nhiều cây.
Cây Ngọc Trâm không thu hút chó mèo nhưng vẫn là loại cây độc hại cho chúng.
Các triệu chứng: Nôn mửa, tiêu chảy, trầm cảm.
13. Cây Thường Xuân
Chậu cây Thường Xuân được nhiều người trồng
Thực sự rất hiếm có trường hợp thú cưng nhai cây này. Tuy nhiên lá của nó độc.
Triệu chứng: nôn mửa, đau bụng, tăng tiết, tiêu chảy.
14. Hoa Loa Kèn – Huệ Tây
Huyết Hoa – Họ Loa Kèn
Rất thơm và đẹp để trồng trong vườn nhưng các loại cây thuộc họ Lilium có tính độc hại với mèo dù chỉ nhai một ít.
Thật kỳ lạ rằng chó không bị ảnh hưởng bởi loại hoa này!
Triệu chứng: suy thận.
15. Hoa Bông Tai
Hoa Bông Tai hay còn gọi là cây Ngô Thi thường được trồng vườn vì lợi ích của nó.
Nếu có thú cưng thì bạn đừng nên chọn trồng loại này vì nó độc hại với chó mèo.
Các triệu chứng:
+ Nôn mửa, trầm cảm sâu, suy nhược, chán ăn và tiêu chảy là phổ biến; có thể bị động kinh
+ Khó thở, nhịp tim nhanh, yếu, đồng tử bị giãn nở, suy thận hoặc gan, hôn mê, tê liệt hô hấp và tử vong.
16. Cây Bìm Bìm Hoa Tía
Dây leo Bìm Bìm
Nếu buổi sáng nào đó thức dậy thấy chó mèo của bạn lảo đảo như say xỉn thì đừng ngạc nhiên.
Bởi vì có thể vườn của bạn trồng loại hoa này.
Triệu chứng: Dạ dày ruột khó chịu, kích động, run, mất phương hướng, chán ăn, ảo giác.
17. Cây Trúc Đào
Cây Trúc Đào trang trí vườn trên mái thêm hấp dẫn
Loại cây xinh đẹp nhưng độc hại được khá nhiều người biết.
Các bộ phận cây chứa Glycoside Tim độc hại với chó mèo thậm chí ngựa thì ít người biết đến.
Triệu chứng: tiêu chảy (có thể ra máu), đổ mồ hôi, thở nông / khó thở, run cơ, nằm ngửa, và có thể tử vong do suy tim.
18. Cây Trạng Nguyên
Cây Trạng Nguyên thường được làm trang trí
Triệu chứng: Dị ứng cho miệng và dạ dày, đôi khi gây nôn nhẹ.
19. Cây Trầu Bà (Hoàng Tâm Điệp, Thiết Mộc Lan)
Không phải là loại thực vật độc hại nhất trong danh sách, nhưng nó là một loại cây dây leo phổ biến tại các gia đình.
Cần lưu ý rằng chó và mèo có thể có những tình trạng xấu khi nhai hoặc nuốt nó.
Các triệu chứng: kích ứng miệng, nhiệt lưỡi và môi, chảy nước dãi, nôn mửa, khó nuốt.
20. Cây Cọ Sagu
Cọ Sagu không hạp với thú cưng nhà bạn !
Cây thường được trồng ở các vùng ôn đới. Được dùng phổ biến cho các người yêu Bonsai.
Cây dường như rất thu hút động vật và không may có độc tính cao, tất cả các bộ phận đều có độc, nhưng đặc biệt là hạt.
Các triệu chứng: Nôn mửa, viêm dạ dày ruột xuất huyết, bầm tím, tụt huyết, tổn thương gan, suy gan, tử vong.
21. Cà Chua
Cây được trồng nhiều bởi phụ nữ yêu thích nội trợ.
Mặc dù cây cà chua có thể sẽ không gây chết người cho con vật cưng của bạn, nhưng chúng có thể cung cấp một liều lượng khó chịu.
Các triệu chứng: quá mẫn cảm, tiêu chảy nặng đường ruột, buồn ngủ, suy nhược thần kinh trung ương, lú lẫn, thay đổi hành vi, suy nhược, giãn nở, nhịp tim chậm.
22. Tulip & Cây Thủy Tiên
Cây Thủy Tiên
Loại cây này cũng thường được dùng để trang trí làm đẹp tại các gia đình.
Nhưng hoa của chúng có độc tính rất cao, hãy lưu ý đặt thú cưng của bạn khỏi tầm với tới cây này.
Các triệu chứng: Kích ứng đường tiêu hóa, chảy nước dãi, ăn mất ngon, trầm cảm hệ thần kinh trung ương, co giật và loạn nhịp tim
23. Cây Thuỷ Tùng
Cây Thủy Tùng thường được tạo dáng Bonsai
Vỏ cây và lá của cây thường rất phổ biến, chúng cung cấp nguyên liệu cho thuốc điều trị ung thư, paclitaxel- nhưng việc ăn phải bất kỳ phần nào của cây (trừ thịt của quả hạch) có thể rất nguy hiểm đối với động vật đặc biệt là ngựa.
Các triệu chứng: Các ảnh hưởng của hệ thống thần kinh trung ương như run rẩy và khó thở.
Nó cũng có thể gây kích ứng dạ dày-ruột và suy tim, dẫn đến tử vong.
Phải làm sao khi chó, mèo ăn phải cây có độc?
Nếu bạn thấy chó, mèo nhà mình mắc phải nhiều triệu chứng nêu trên, đặc biệt nếu trong chân hoặc miệng thú cưng có chứa lá, hoa, quả của cây, hãy gọi giúp đỡ ngay lập tức. Chữa trị kịp thời có thể cứu lấy mạng sống của thú cưng nhà bạn.
Nếu bạn nghi ngờ chó, mèo ăn phải cây độc, hãy làm theo những bước sau:
1. Đưa chó, mèo bác sĩ thú y ngay lập tức. Họ sẽ khuyên bạn kích thích thú cưng nôn hết ra rồi cho uống nước hoặc sữa để bé hồi phụ lại. Tuy nhiên, bạn không nên tự kích thích chó, mèo nôn trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ. Từng loại cây độc có từng cách điều trị khác nhau, và trong một số tình huống, nôn mửa có thể làm tình trạng trầm trọng hơn.
2. Cố gắng xem chó, mèo ăn phải loại cây gì bằng cách đối chiếu cây với ảnh trên mạng hoặc xem xét bãi ói của chó, mèo.
Khi bạn gặp bác sĩ thú y, hãy cung cấp nhiều thông tin nhất có thể, bao gồm:
- Loại cây nào bạn nghi ngờ và thời gian chó, mèo ăn phải.
- Trọng lượng chó, mèo nhà bạn.
- Các triệu chứng mà chó, mèo đang biểu hiện.
3. Đừng nghĩ rằng theo bản năng chó, mèo có thể tiêu hóa những loại cây độc. Điều này đúng với một số loại động vật hoang dã trong tự nhiên, nhưng với chó, mèo nhà đã thuần chủng thì rõ ràng là không thể.
4. Chó, mèo cũng không có khả năng phân biệt loại cây nào độc, cây nào không. Tuy có nhiều phương pháp chữa trị ngộ độc, cách tốt nhất vẫn là không để những loại cây đó trong vùng hoạt động hoặc tầm mắt của chó, mèo. Hãy trồng những loại cây vô hại với chó, mèo để làm đẹp khu vườn và ngôi nhà của bạn.
Hy vọng với những thông tin bổ ích ở trên, bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các loại cây trồng trong nhà không ảnh hưởng xấu đến thú cưng