Cây hoa cẩm tú cầu
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cẩm tú cầu
Cây cẩm tú cầu có tên Anh, Pháp : Hortensia
Tên Latin : Hortensia Opuloides
Thông điệp : Thank you for understanding
Ý nghĩa : Sự lạnh lùng, vô cảm (Frigidity, Heartlessness, Carelessness)
- Cẩm tú cầu xanh- Hydeagea opuloides acuminlata
- Cẩm tú cầu vàng- Hydeagea opuloides Tricolor
- Cẩm tú cầu tím- Hydrangea macrophylla
- Cẩm tú cầu hồng- Hydrangea Opuloides
Họ hoa tú cầu, cây hoa đĩa, là những thực vật nước hay đầm lầy. Tên Hydrangea gốc Hy
Lạp, có nghĩa là cái chén nước (water- vessel).
Cây Cẩm tú cầu thuộc họ Hydrangea macrophylla Tú cầu – bát tiên (hydrangeaceae) có nguồn gốc bản địa Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc) , Nam Á, Đông Nam Á (Hymalaya, Indonesia) và châu Mỹ.
Cẩm tú cầu là cây cảnh thân mộc, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng, màu hoa phụ thuộc vào độ pH của thổ nhưỡng, ưa bóng râm ẩm thấp. Tất cả bộ phận của cây đều có chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải.
I/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu
Chọn giống: Như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.
- Kỹ thuật trồng
Có thể trồng bằng hạt hoặc bằng nhánh: Bằng nhánh: giâm cành vào mùa Xuân.
Cắt đoạn nhánh dài 30 – 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gổ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm/ nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.
Có thể cắm cành cắt trong ly nước chờ khi có rể thì đem trồng ra đất.
Có thể cắm cành vào một chậu nhỏ, tưới ẩm cho vào bao nilong buộc kín, để chỗ có nắng gián tiếp.
-
Chăm sóc
Tưới nước: tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.
- Tỉa cành: trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc/ cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây- cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau).Chừa lại những cành mùa trước không có hoa (để được hoa vào mùa mới) (tháng 3,4,5 là mùa thu ở Úc, tỉa cành vào tháng 3-4)
Bón phân 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân*, lượng bón thay đổi theo kích thước của cây
Không lạm dụng phân bón… gây hại cho cây, không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân. Khi cây mới trồng: 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm (slow -release) với thành phần10-10-10 (1/8cup)
Cây cũ: bón phân với chỉ số Nitrogen cao (1/6 cup)
+Vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5 tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6 tháng 7
+Cần tưới nhiều nước vào mùa khô
+Đất thoát nước kém: phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.
Thay chậu: khi hết mùa bông, khi cây ngủ -cuối mùa thu hoặc mùa đông (vùng có đất đóng băng thì đầu mùa Xuân lúc đất bắt đầu trồng trọt được) > tưới thật ẩm > để đất khô > bứng/lấy bụi bông lên và trồng vào đất hoặc chậu lớn hơn > tưới thật nhiều
nước > ngưng tưới cho đến đầu mùa xuân mới tưới trở lại
- Hướng dẫn đổi màu cho hoa
Màu sắc của hoa thay đổi tuỳ theo độ PH trong đất.
3.1.Đất có tính acid(axit)
Đất chua (độ PH5 hoặc dưới 5)> hoa màu xanh .
Để tăng acid bón aluminum sulfate (nhôm sulfate) mỗi tháng một lần vào tháng 3,4,8,9,10 theo chỉ dẫn của nhà sản xuất…thì hoa màu hoa cà, màu hồng sẽ biến thành màu xanh.(tuỳ nồng độ nhôm mà sắc xanh cũng đậm nhạt khác nhau)
Kinh nghiệm nhà vườn:
+ Tưới dấm thêm chua cho đất
+Cũng có thể cắm đinh vòng quanh gốc
Phân bón: dùng phân bón có phosphate thấp
3.2. Đất có tính kiềm / alkaline/ đất phèn (độ PH tăng dần từ 7đến 10>hoa có màu hoa cà/mauve, màu hồng/pink, đỏ/red).
Vào mùa xuân tưới thêm calcium carbonate /vôi thì hoa màu xanh sẽ trở nên hồng.
Phân bón: Bón phân có chỉ số phosphate cao hoặc thêm Lime/vôi bột làm tăng độ
PH của đất > hoa sẽ có màu đỏ.
3.3. Đất trung tính/ neutral (độ PH 7): hoa màu cream/ trắng sữa (thông tin về màu này ít quá… sẽ lục lọi tiếp)
LƯU Ý
- hoa có màu trắng thì có làm biến đổi độ PH của đất hoa vẫn không đổi màu (vẫn giữ màu trắng)
- ở vùng khí hậu nóng rất khó để biến cẩm tú cầu thành đỏ đậm
- thay đổi màu sắc có tác dụng cho 1 mùa bông, mùa kế tiếp sẽ có thể không giữ được sắc màu của mùa cũ.
- trồng trong chậu sẽ dể kiểm soát độ pH
- không bón phân sau tháng 8 – mùa cây ngủ
- thị trường hiện nay có bán vài cây Hydrangeas ít có khả năng chuyển màu
- cần giữ ẩm cho gốc bằng cỏ khô, vỏ thông (pine tree needles)
TỔNG KẾT:
- Để hoa có màu đỏ:
Bón vôi ‘Đolomitit’ / DOLOMITIC LIME 4 đến 6 lần trong năm (hoặc bón phân có độ phốt pho cao).
Nơi đất trồng có hoa màu xanh thì nên trồng trong chậu đễ dể kiểm soát nhôm trong đất
Tưới nhiều nước trước và sau khi tưới phân và áp dụng hoá chất để GIẢM lượng nhôm trong đất + giảm tổn thương rể.
Dolomitic lime hoặc hydrated lime
- Để hoa có màu hồng
Đất trồng: đất kiềm/alkaline, độ pH 6 đến 6.2 (đất phèn ngăn Hydrangea hấp thụ nhôm) kiểm tra độ pH của đất (nếu có dụng cụ) để cung cấp thêm vôi/lime hoặc phân bón có phosphorus cao để ngăn chận việc hấp thụ nhôm tạo hiệu ứng màu xanh lên sắc hoa.
Tro gỗ cũng góp phần cải tạo độ pH
-Aluminum sulphate hoặc gypsum
- Để giữ màu xanh
Đất trồng: đất chua/ acidic, độ pH 5.2 đến 5.5
-3 tuần/1 lần, pha 1 muỗng cafe nhôm sulfate/aluminum sulfate vào 4lit nước, tưới lên đất quanh cây bông (tránh tưới lên cành,lá)
Tưới nhiều nước
Thêm bả cà phê, vỏ rau củ &trái cây, cỏ khô và gổ thông (loại dùng để phủ lên bề mặt của đất để giử ẩm)/pine tree needles giúp hấp thụ nhôm dể dàng hơn. Bón phân hàm lượng phốt pho thấp, potassium cao.