Phân bón tan chậm hay còn gọi là phân bón thông minh đã trở thành rất phổ biến tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như: Mỹ, Châu Ấu và ngay cả Châu Á đã được sử dụng rất nhiều tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,…Có thể nói, phân bón tan chậm là một trong những giải pháp tiên tiến nhất cho nền nông nghiệp thông minh, an toàn, bên vững và thân thiện với môi trường.
Phân bón tan chậm hay còn gọi là phân bón thông minh đã trở thành rất phổ biến tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến
Như chúng ta đã biết, hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt Nam hiện chỉ khoảng 35% – 40%, nghĩa là chỉ có khoảng 35% – 40% lượng phân bón cho cây trồng là hữu dụng có ích, còn lại 60% – 65% lượng phân bón sẽ bị trôi rửa hoặc bay hơi vào môi trường, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm cho môi trường, có hại cho cuộc sống của muôn loài. Bài toán đặt ra là làm sao chúng ta bón vừa đủ phân cho nhu cầu sinh trưởng của cây trồng, hạn chế sự rửa trôi và bay hơi của phân bón thì sẽ tăng hiệu suất sử dụng của phân bón lên rất nhiều lần và hạn chế đến mức thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường; giải pháp tối ưu nhất cho bài toán trên đó là phân tan chậm.
Hiểu về phân bón tan chậm
Đây là một loại phân được sản xuất với công nghệ lý-hóa đặc biệt tạo ra những hạt phân chứa đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng và hơn thế tất cả các dinh dưỡng này điều được phân giải một cách từ từ, thật khoa học cho tất cả các cây trồng và thời gian phân giải hết một hạt phân từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng.
Cấu tạo của một hạt phân bón phân bón tan chậm bao gồm có 2 phần:
– Phần bao bọc bên ngoài là lớp chất dẽo (polymer), lớp này dày hay mỏng tùy theo yêu cầu về thời gian phân giải để điều khiển độ hoà tan, cung cấp chất dinh dưỡng đúng theo nhu cầu cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
– Phần nhân bên trong là các hạt khoáng chất: đa lượng như: Nitơ (N), Lân (P), Kali (K); trung lượng như: Mangan (Mn), Boron (Bo), Canxi (Ca), Magie (Mg), Silic (Si), Lưu huỳnh (S)…; vi lượng như: Kẽm (Z), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Molipden (Mo),…
Sau khi bón phân tan chậm vào đất, nước sẽ thấm qua lớp vỏ bọc polymer đi vào bên trong hạt phân, các hạt khoáng chất sẽ hòa tan vào nước ở bên trong lớp vỏ bọc polymer. Nước tiếp tục thẩm thấu qua lớp polymer đi vào bên trong hạt phân, trong thời gian đó các nguyên tố khoáng đã hòa tan sẽ khuyếch tán qua lớp vỏ polymer đi ra môi trường xung quanh một cách từ từ và liên tục, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng tối ưu trong suốt chu kỳ sinh trưởng.
Ưu điểm khi sử dụng phân tan chậm
Đỡ tốn công phải bón nhiều đợt phân cho cây trồng. Một đợt bón phân tan chậm có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong khoảng 20 ngày. Nếu như trước kia sử dụng các loại phân NPK tôi phải cung cấp cho các cây khoảng 10 ngày một lần. Ở thời điểm hiện tại khi có rãi thêm các loại phân tan chậm có thể hai đến ba tuần thì mới bổ sung thêm phân bón một lần cho cây kiểng.
Lượng dinh dưỡng mà cây trồng nhận được ổn định đều đặn. Ít gặp phải trường hợp phân bón làm hư bộ rễ của cây.
Loại phân bón này khá thích hợp với những anh chị ít có thời gian chăm sóc cây trồng. Cứ khoảng 1 tháng thì cung cấp một ít phân tan chậm cho cây trồng. Nhất là 1 số cây trồng trong nhà hoặc quanh nhà. Vừa đỡ tốn thời gian vừa không có mùi hôi. Loại phân bón này người trồng hoa lan rất hay sử dụng.
Nhược điểm của việc sử dụng phân bón tan chậm
Giá thành của phân bón tan chậm khá cao trung bình từ 100.000 đến 130.000 đồng một kg.
Tốc độ xanh mướt của cây trồng không phát triển một cách nhanh chóng nhưng khi bón các loại phân hóa học NPK.
Hiện tại trên thị trường đa phần các loại phân tan chậm có thành phần Đạm, Lân, Kali tương đối tương đồng với nhau. Chưa có nhiều loại phân tan chậm chuyên biệt hỗ trợ cây ra hoa.