Khi mới bắt đầu “sự nghiệp” trồng cây tại nhà, thật dễ trồng ngay từ ban đầu nhưng cũng thật khó tránh khỏi những loại bệnh của cây, gây hại hoặc có thể gây héo cây. Vậy chúng ta phải làm gì khi cây trồng trong nhà mắc bệnh? Hãy đọc bài viết sau để nắm được các loại bệnh thường gặp đối với các loại cây cảnh và cách chữa bệnh cho cây.
Bệnh thán thư
Bệnh thán thư gây ảnh hưởng tới các bộ phận như chồi, cành non, hoa quả và lá. Căn bệnh này làm cho lá bị khô cháy theo mảng, gây hiện tượng vàng úa, hoa bị đen, khô, trái bị thối và rụng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây.
- Cách đề phòng bệnh này cũng rất đơn giản, chỉ cần vệ sinh vườn cây trồng và cắt tỉa tán lá ở gốc giúp cây có thể nhận được nhiều ánh sáng nhất có thể và loại trừ sâu bệnh. Bón phân NPK, tưới đủ nước và vun gốc vào mùa mưa để tránh quá ẩm ướt. Sử dụng các loại thuốc như: Bordeaux, Benomyl, Carbendazim, Tebuconazole, Difenoconazole.
Bệnh mốc xám
Bệnh gây ảnh hưởng tới lá, cành và hoa. Làm cho các bộ phận nhiễm bệnh chuyển sang màu nâu và thối rữa. Trong mùa mưa hoặc ở những nơi độ ẩm cao, các bộ phận bị nhiễm bệnh có xuất hiện lớp mốc màu xám. Để cải thiện cây trồng khi bị nhiễm bệnh, cần phải hạ nhiệt độ, đặt cây ở nơi thông thoáng.
- Cách bài trừ bệnh mốc xám: Sử dụng thuốc phun Daconil 0.2%, Zineb 0.2% 10 ngày/lần, mỗi lần phun 2-3 lần.
Bệnh phấn trắng
Loại bệnh của cây này thường xuất hiện vào mùa mưa. Khi cây bị nhiễm bệnh phấn trắng, trên tán lá sẽ có các đốm màu trắng, lan dần sang toàn bộ lá và cuối cùng chuyển thành màu xám. Để cải thiện bệnh phấn trắng, cần đặt cây ở ban công hoặc những nơi thoáng khí trong nhà, đủ ánh sáng và thường xuyên thoát nước cho cây, rắc bột lưu huỳnh.
- Để phòng chống bệnh phấn trắng, sử dụng Natri bicacbonat 0.1% ~ 0.2% dạng phun.
Bệnh loét cây
Bệnh làm cho mặt dưới của lá xuất hiện những chấm nhỏ trong, màu vàng đường kính dưới 1mm. Bệnh loét cây làm rụng lá, rạn nứt lá. Trái bị khô, biến dạng và không thể phát triển hoàn toàn.
- Cách phòng ngừa bệnh loét cây: Sunfat sắt II hoặc Booc-đô.
Bệnh héo rũ trắng gốc
Bệnh thường xuất hiện ở những nơi có nhiệt độ 20-35 độ C, 28-30 độ C. Cây nhiễm bệnh xuất hiện các sợi nấm màu trắng, dày và mịn và từ từ lan rộng quanh gốc cây bệnh. Có các vết hạnh xuất hiện chuyển từ màu trắng sang nâu. Cây có thể chết nếu bệnh nặng.
- Để tránh bệnh héo rũ trắng gốc, sử dụng vôi bột để cải thiện tình hình.
Bệnh đốm đen
Loại bệnh của cây này khá phổ biến ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Cây mắc bệnh đốm đen sẽ xuất hiện các đốm bệnh đen nhạt lan dần và kết hợp. Thời tiết nắng nóng có thể khiến bệnh nghiêm trọng.
- Sử dụng Zineb 65% pha loãng hoặc bộ hoà nước Thiophanate-Methyl 70% pha loãng để trị bệnh đốm đen.
Bệnh đốm lá
Đây cũng là loại bệnh của cây dễ gặp. Cây nhiễm bệnh sẽ xuất hiện đốm nhiều màu khác nhau, có viền mép rất dễ thấy. Trên viền mép sẽ xuất hiện các đốm đen li ti.
- Với loại bệnh này sử dụng Zineb 65% pha loãng hoặc Chlorothalonil 75% pha loãng để trị.
Bệnh thối cổ rễ
Loại bệnh của cây này thường xuất hiện trên các cây con. Khi nhiễm bệnh, rễ cây sẽ có dấu hiệu xuất hiện các chấm nhỏ, lan rộng dần ra xung quanh. Nếu cây được cung cấp nước hoặc độ ẩm xung quanh cao sẽ khiến cây bị hư thối, mục, rễ chuyển sang màu thâm đen, đứt gốc nham nhở.
- Để tránh bệnh lây lan, đặt cây ở những nơi thông thoáng, kiểm soát lượng nước tưới.