1. Cây cảnh bị khô
Khi cây không thể nhận được nước lá sẽ biến nhạt và vàng, mặt lá nhăn và không bóng, cuống lá uốn mềm, cả lá rủ xuống, phía dưới lá vàng khô rồi lan rộng lên cả lá, nếu không kịp thời tưới nước cây sẽ chết khô. Nguyên nhân của bệnh này là: số lần tưới nước quá ít, không khí khô, lượng nước bốc hơi lớn, nước không đáp ứng nhu cầu; hoặc là mỗi lần tưới lượng nước quá ít, chỉ tưới lên bề mặt đất, không đến được bộ rễ. Tình trạng này dễ xảy ra, ta cần chú ý.
2. Úng nước
Nước quá nhiều cũng không được. Nếu nước nhiều hàm lượng nước trong đất quá lớn, bịt kín các kẽ hở trong đất, không khí không vào được trong đất, gây ra tình trạng thiếu oxy và rễ cây bị thối. Khi nước trong đất quá nhiều, cây thường có biểu hiện màu lá non nhạt, sau đó lá vàng. Cứu vãn tình trạng này là lập tức ngừng tưới nước, bón phân, xới đất cải thiện điều kiện thoáng khí trong đất.
3. Nhiệt độ không khí quá cao
Một số loài cây hoa ưa mát và ưa bóng, nếu trong mùa nóng, cây bị chiếu nắng rất dễ làm cho ngọn lá khô, phải chuyển cây vào trong râm mát ngay.
4.Thiếu ánh sáng
Phần lớn các loài cây hoa ưa sáng và có thể để lâu dài dưới nắng, nếu để trong râm cây sẽ mọc yếu, không những không hình thành cành lá mới, mà hoa cũng không nở được, lá vàng héo. Phát hiện tình hình này phải di chuyển ra nơi có ánh sáng đầy đủ. Chú ý là trong điều kiện khí hậu nóng bức vẫn phải tránh để dưới ánh nắng trực xạ, đặc biệt là vào buổi trưa.
5.Thiếu phân bón
Tất cả các loại cây cảnh, nếu lâu ngày không bón phân, đất trồng thiếu dinh dưỡng, cành lá yếu, lá dần vàng úa. Khi thấy hiện tượng này ta phải thay chậu, thay đất mới và chú ý bón phân định kỳ.
6.Bón phân quá nhiều
Đôi khi ta muốn cây cảnh mọc nhanh, cho nhiều hoa mà ta bón nhiều phân và bón nhiều lần nhất là các phân hóa học, điều này không hẳn là tốt vì sẽ làm cây “bội thực” dẫn tới hiện tượng dịch tế bào chảy ra ngoài làm mép lá vàng khô. Do đó ta chỉ nên bón vừa đủ theo từng giai đoạn sinh trưởng . Khi phát hiện cây cảnh được bón quá nhiều phân phải ngừng lại, tưới thật nhiều nước hoặc phải thay đất mới.
7. Bị sâu bệnh hại
Trong thời kỳ sinh trưởng phải chú ý tác hại của sâu bệnh hại. Các bệnh thường gặp: bệnh phấn trắng, bồ hóng, mốc, gỉ sắt. Hiện tượng này có thể sử dụng nước Boocđô, Zineb, Bavistin, Benlat và nhổ cây bệnh đốt đi. Sâu hại cây hoa có rất nhiều như nhện đỏ, rệp sáp, bọ xít, bọ nẹt, sâu xanh, sâu ẩn (vẽ bùa), sâu đo. Trừ sâu có thể dùng thuốc Dipterex, Rogor, DDVP để phun.
Tổng hợp