Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là loài cây phong thủy có tác dụng trừ tà xua đuổi ma quỹ, chống lại sự bỏ bùa.
Cây lưỡi hổ sử dụng axit crassulacean quá trình trao đổi chất, hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM). Đây là loài cây phù hợp trồng trong phòng ngủ, giúp tăng cường lượng oxy vào ban đêm.
Cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì hay còn gọi là cây chân chim, sâm non là loài cây này có dược tính, được dùng chữa đau nhức xương khớp, đau bụng, suy nhược…
Ngũ gia bì có những tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về nội khoa. Theo dân gian, nó là một vị thuốc quý có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong, đau nhức xương khớp, đau bụng, trẻ em vận động cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt…
Ngũ gia bì có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh mạn tính ở người cao tuổi, tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức khỏe, trị đau nhức khớp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Nó có tác dụng tốt với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, rối loạn nhẹ bilirubin máu toàn phần. Bên cạnh đó, ngũ gia bì còn có tác dụng hạ đường máu ở những bệnh nhân đái tháo đường tụy, điều trị sau phẫu thuật. Không được dùng cho những bệnh nhân đường máu thấp.
Cây nha đam
Cây nha đam còn gọi là lô hội, lưu hội có nhiều công dụng chữa bệnh. Trong thành phần của nha đam chứa polysaccharid là acetylat mannose (acemannan) là một chất kích thích miễn dịch rất hiệu quả, chống lại virus gây bệnh cúm, sởi và các giai đoạn đầu của hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS.
Loại cây này cũng có tác dụng chống lại một vài loại ung thư trên động vật, phần lớn là sarcoma và đang được khảo sát để điều trị ung thư trên con người.