Hiện nay, trên thị trường cây hoa kiểng có rất nhiều loại cây trầu bà khác nhau, và rất khó phân biệt giữa chúng. Thậm chí là đối với những người rất sành sỏi về cây xanh hoa kiểng cũng có những sự nhầm lẫn không hề nhẹ.
Tổng hợp các loại cây trầu bà đẹp và thông dụng
Cây Trầu Bà là một loại cây thân thảo, có rễ khí sinh, với thân cây tròn và mọng nước, lá xanh quanh năm, tuổi thọ cao. Ngoài giá trị là cây phong thuỷ, loại cây này mang đến nhiều lợi ích rất cụ thể. Cây trầu bà thanh lọc không khí, loại bỏ một số khí độc: formaldehyde, benzene, xylen, toluene. Trồng cây trầu bà giúp giảm căng thẳng đầu óc, tạo vẻ đẹp sang trọng cho không gian trưng bày.
1/ Trầu bà xanh
Tên gọi khác: Cây Hoàng Tâm Diệp
Chiều cao: 20 – 30 cm
Hiện nay trên thị trường có 02 loại trầu bà xanh:
- Trầu bà xanh ta
- Trầu bà xanh thái
Nhận dạng: Cây trầu bà có lá hình tim, thường nhỏ bằng nửa bàn tay. Trầu bà xanh thái có lá đồng nhất một màu xanh lục. Trầu bà xanh ta có lá màu xanh lục xen kẽ một ít vệt màu trắng.
Công dụng: trồng trong chậu đất để bàn, chậu treo, trồng chậu đứng hoặc ngoài đất có giàn leo, trồng nền trong các bồn cây lớn để phủ nền và leo lên thân cây tạo màu xanh cho thân, dùng làm tường cây, trồng trong nước chậu thủy tinh…
2/ Trầu bà vàng
Chiều cao: 20 – 30 cm
Hiện nay trên thị trường có 02 loại trầu bà vàng:
- Trầu bà vàng thái
- Trầu bà vàng lá dài
Nhận dạng: Đặc điểm loại cây này gần giống trầu bà xanh nhưng lá và cuống màu vàng sáng.
Công dụng: thường được dùng làm cây nội thất – cây văn phòng, cây có thể trồng chậu đứng làm cây trầu bà vàng leo cột, chậu đất để bàn hay trồng trong nước chậu thủy tinh. Cây trầu bà vàng cũng được làm cây trồng viền- cây trồng nền trong cảnh quan nhất là dưới các chân cầu vượt, bồn cây. Trong thi công tường cây, cây trầu bà vàng cũng được sử dụng nhiều để tạo bức tường với nhiều màu sắc.
3/ Trầu bà sữa
Tên gọi khác: Trầu bà cẩm thạch
Chiều cao: 20-30 cm
Nhận dạng: cây trầu bà sữa là dạng cây leo. Lá trầu bà sữa hình trái tim, màu lá loang những vệt trắng (như sữa) trên nền xanh. Cuống lá dài màu trắng, gân chính của lá rõ ràng, mép nguyên.
Công dụng: dùng để trang trí quán cafe, tiểu cảnh giếng trời, giàn treo sân thượng, trang trí văn phòng làm việc,… Màu lá cây trầu bà sữa trông lạ mắt, dáng cây rũ rất phù hợp chậu treo.
4/ Trầu bà Pháp
Chiều cao: 1.2 – 1.4 m
Nhận dạng: Cây trầu bà pháp có lá hình mác lớn bằng bàn tay. Rễ của Trầu bà Pháp có hai loại, một phần lấy chất dinh dưỡng từ đất, phần rễ còn lại nằm trên mặt đất sống ký sinh, bám vào sinh vật khác.
Công dụng: Cây trầu bà pháp thường được trồng chậu đứng làm cây nội thất – cây văn phòng. Chậu cây trầu bà pháp sẽ làm đẹp cho không gian phòng họp, phòng làm việc, nhà ở, quán cafe…
5/ Trầu bà đế vương
Chiều cao: 30 – 50cm
Hiện nay trên thị trường có 03 loại trầu bà đế vương:
- Trầu bà đế vương xanh
- Trầu bà đế vương vàng
- Trầu bà đế vương đỏ
Nhận dạng: Lá dày, lớn, thuôn ở đầu và mép lá nguyên, mặt trên của lá nhẵn bóng, gân nổi làm nổi bật lá cây. Lá có chiều dài từ 20-50cm, rộng 5-20cm nhìn sang trọng vì sự cứng cáp và có màu sắc tươi tắn, hài hòa bắt mắt. Thân thảo mập, có đốt thưa, cứng cáp, ở gốc có bẹ ôm cây.
Công dụng: được dùng để trang trí nội thất văn phòng, đại sảnh, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra có thể trang trí cây ở bàn làm việc, kệ sách, bàn học. Giúp xua tan đi chướng khí, mang lại sức khỏe, thanh bình trong tâm hồn.
Trầu bà đế vương là một cây để bàn sang trọng và quý phái, thể hiện tinh thần đế vương, quyền uy, thích hợp làm quà tặng cho người có địa vị, quyền chức.
6/ Trầu bà chân vịt
Tên gọi khác: Trầu bà khía
Chiều cao: 35 – 45cm
Nhận dạng: Cây trầu bà chân vịt là cây bụi nhỏ, thân thảo, mọng nước. Có bộ lá đẹp, lá xẻ thùy chân vịt, mọc xen kẽ vòng quanh thân tạo nên tán cây trầu bà chân vịt hình tròn tự nhiên. Lá non có màu xanh nhạt và chuyển đậm khi giá, mặt lá bóng. Rễ của cây trầu bà chân vịt thích hợp trồng ở nhều nơi, cây thuộc dạng rễ chùm và có rễ khí sinh có thể bám tường hay sống trên cây khác. Cây có mùi thơm đặc trưng.
Công dụng: Trầu bà chân vịt thường được dùng làm cây nội thất – cây văn phòng, hoặc cây để bàn xanh tươi. Bạn có thể trồng cây trên các tảng đá và để chúng tự do bò lan, cũng có thể trồng cây trên các chậu leo. Cây trầu bà chân vịt được cho là đem đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Cây trầu bà chân vịt thích hợp để đặt ở bàn, kệ sách, kệ tủ – tivi, phòng ăn hoặc có thể trang trí cây ở những góc tường, những gờ ngăn cách giữa các phòng để che lấp những vị trí trống trải và đơn điệu.
7/ Trầu bà thanh xuân
Tên gọi khác: Trầu bà lá xẻ
Chiều cao: 40 – 50 cm
Nhận dạng: Trầu bà thanh xuân mọc thành bụi nhỏ. Lá trầu bà thanh xuân bản to, phiến lá dày, bóng, đẹp, xanh tốt quanh năm. Tay lá dài, hơi rũ xuống tạo dáng điệu đà. Lá đơn xẻ thùy sâu, nhiều bẹ lá lớn ôm lấy thân. Lá có nét tương đồng với lá cây trầu bà chân vịt nhưng kích thước lớn hơn nhiều.
Công dụng: Trầu bà thanh xuân là loài kiểng lá được sử dụng làm cây nội thất trồng trong chậu trang trí sảnh, phòng khách, văn phòng… Cây còn được trồng sân vườn ngoại thất hoặc sử dụng trong các tiểu cảnh. Ngoài ra, lá của trầu bà thanh xuân còn được dùng trong cắm hoa nghệ thuật.
8/ Trầu bà lỗ
Tên gọi khác: Trầu bà lá rách, trầu bà cửa sổ, trúc lưng rùa
Nhận dạng: Cây trầu bà lỗ là loại cây thân thảo, có tính bò lan lâu năm. Gốc cây có nhiều đốt, cây có nhiều nhánh. Phiến lá màu xanh, hình bầu dục tròn, trên phiến lá có nhiều lỗ to nhỏ khác nhau rất độc đáo và dễ nhận biết.
Công dụng: Cây trầu bà lỗ dùng làm cây thủy sinh để bàn, cây trang trí văn phòng. Cây trầu bà lỗ có hình dáng xinh xắn, là loại trồng lấy lá, dùng để trang trí phòng khách, bàn, phòng ngủ; cũng có thể trồng theo dạng bò lan, trang trí trong các đại sảnh, phòng họp, hành lang; cũng có thể dùng để cắm hoa.
9/ Trầu bà chân rít lá đốm
Chiều cao: 30 – 40cm
Nhận dạng: Cây trầu bà chân rít lá đốm cao khoảng 30 cm. Cây Trầu bà chân rít hầu như không có thân, cành lá dài và thuôn mọc trực tiếp từ gốc, mỗi cành lá chỉ có duy nhất một lá. Lá rộng, đầu lá thuôn nhọn, có màu xanh thẳm hoặc xanh non xen lẫn những đốm vàng như bị cháy rất đặc trưng. Trầu bà chân rít có bộ rễ to dài và khoẻ, có màu trắng cùng hình dáng giống như những chân rít.
Công dụng: cây trầu bà chân rít lá đốm là cây để bàn có khả năng lọc sạch độc tính trong không khí có lợi cho sức khoẻ của gia đình bạn. Cây trầu bà chân rít thường được dùng để làm cây để bàn, cây nội thất. Bạn có thể đặt một chậu cây trầu bà chân rít đốm ở phòng khách, phòng bếp hoặc phòng ngủ.
10/ Trầu bà xanh leo
Nhận dạng: Trầu bà xanh leo là loại thực vật thường xanh, thuộc họ ráy. Thân cây tròn, cây có rễ khí sinh mọc ở các đốt thân. Lá đơn, mọc cách, thuôn dài ở đỉnh, tim ở gốc, màu xanh bóng với các vạch màu trắng, vàng nằm rải rác trên phiến lá.
Công dụng: Theo một số nghiên cứu, cây trầu bà xanh có khả năng lọc các chất độc thải ra thừ các thiết bị điện tử trong văn phòng, hấp thụ các tia bức xạ phát ra từ máy tính, các chất hóa học trong không khí. Theo phong thủy, cây trầu bà xanh leo hợp mệnh mộc; những người thuộc mệnh này chưng cây trầu bà xanh giúp đem lại tiền tài và vận may cho gia chủ.
11/ Trầu bà cẩm thạch
Tên gọi khác: trầu bà sữa
Nhận dạng: Là cây họ ráy có thân hình trụ, mọng nước có khả năng leo lên cao hoặc rũ xuống rất đẹp mắt. Lá cây có hình trái tim, trên lá có những đốm loang màu trắng sữa nổi bật.
Công dụng: Cây trầu bà cẩm thạch có ý nghĩa phong thủy tốt phù hợp với những người mệnh kim; chưng cây trầu bà cẩm thạch trong nhà sẽ giúp tăng vượng khí cho gia chủ. Trầu bà cẩm thạch mang biểu trưng của sự mến khách thích hợp chưng bàn lễ tân, phòng hợp. Cây có tác dụng hấp thụ các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử giúp căn phòng trở nên mát mẻ, thông thoáng hơn thích hợp với bàn làm việc, văn phòng,….Trồng trang trí phòng ngủ, ban công, treo cửa sổ, trồng trong nước, làm tường cây.