Đến hẹn lại lên, cứ vào cuối tháng 10 đầu tháng 11; những bông hoa cúc họa mi trắng hoang dại lại nở rộ, cùng khoe sắc thắm giữa nắng hồng ban mai. Nhưng bạn đã biết gì ẩn sâu vẻ đẹp hoang dại ấy của cúc họa mi chưa. Cùng Báo Khuyến Nông tìm hiểu thêm về loài hoa cúc họa mi để thêm yêu loài hoa này nhé!
Tổng quan Hoa Cúc Họa Mi
Thông tin cơ bản hoa cúc họa mi
Cây cúc họa mi là một loài hoa nhỏ thường mọc hoang dã ở những cánh đồng, trên núi…cây có hoa trắng ngần từ giữa bông hoa tỏa ta như hình những chiếc quạt nan. Chẳng hẹn mà gặp, cứ vào khoảng tháng 10-11 hàng năm, đường phố Hà Nội lại tràn ngập những bông cúc họa mi bé nhỏ, trắng muốt chụm đầu vào nhau, mỗi khi gặp những cơn gió lạnh nó lại rung rinh trong từng cơn gió lạnh đẹp đến nao lòng. Bạn đã biết gì về cây cúc họa mi này chưa? Nếu chưa hãy cùng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Cúc họa mi là loài hoa nhỏ thuộc họ Cúc (Asteraceae), thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc này để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, cúc họa mi còn được gọi là Baby’s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.
Tên tiếng Anh – Daisy – của loài hoa này bắt nguồn từ một từ Saxon, day’s eye, có nghĩa là “con mắt ban ngày”, có lẽ vì hoa nở cùng với ánh sáng ban mai rồi khép lại những cánh trắng khi chiều xuống.
Hoa cúc họa mi được coi là hoa báo đông vì loài hoa này nở vào thời điểm cuối thu, đầu đông. Cứ mỗi khi nhìn thấy những bông cúc họa mi nở rộ, có nghĩa là mùa đông đang đến rất gần.
Vòng đời của cúc họa mi rất ngắn, chúng chỉ nở ở những ngày chớm đông, đến thật nhanh và đi cũng thật nhanh trong vòng chỉ 2-3 tuần.
Đặc điểm hoa cúc họa mi
Hoa cúc họa mi có thân nhỏ nhìn mỏng manh yếu đuối nhưng lại tràn đầy sức sống và sự dẻo dai, nó đẹp một cách thanh thoát, trong sáng. Thân cúc họa mi vươn cao, phân nhiều cành nhánh, phía đầu cành mọc những nụ hoa nhỏ nhìn rất dễ thương.
Lá cúc họa mi có hình dáng không khác gì những loại cây hoa cúc khác, lá mọc cách nhau mang những chồi cành, chồi hoa cúc họa mi được mọc từ ở nách lá, lá họa mi cũng có phiến xẻ thùy và nhọn ở đầu lá, mặt lá cũng bị nhám và nhạt màu ở mặt dưới. Tuy nhiên, lá hoa cúc họa mi lại có kích thước nhỏ hơn rất nhiều và nó cũng mềm hơn các loại cúc khác.
Hoa cúc họa mi lại có cánh nhỏ như cánh chuồn chuồn, mọc thành vòng quanh phần nhị hoa màu xanh, nó làm nổi bật màu trắng tinh khiết và sự mỏng manh của cánh hoa trắng ngần thanh khiết.
Nguồn gốc và ý nghĩa hoa cúc họa mi
Nguồn gốc hoa cúc họa mi
Hoa cúc họa mi còn gọi là Cúc la mã, tên khoa học Matricaria chamomilla, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Carolus Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Có thể tìm thấy Cúc họa mi ở các vùng đông dân cư khắp châu Âu và vùng ôn đới của châu Á, và nó đã được du nhập rộng rãi vào các vùng ôn đới của Bắc Mỹ và Úc. Chúng thường mọc ven đường, quanh các vùng nông thôn, và mọc trong những cánh đồng ở dạng cỏ dạị, do hạt của chúng cần những vùng đất trống, thoáng để phát triển
Ý nghĩa hoa của hoa cúc họa mi
Mỗi cây cúc họa mi nó có không quá nhiều nụ nhưng khi được trang trí thành từng bó hay cắm ở tring những chậu hoa thì nhưng bông cúc trắng lại đan xen vào nhau, nổi bật trên nền lá xanh mát đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, nó đã đem lại ý thơ cho bao nhà thơ, nhạc sỹ, họa sĩ sáng tạo nên những tác phẩm tuyệt vời.
Cúc họa mi thường được trồng ở trong chậu hoa, sân vườn, công viên…hay được ngắt cành cắm trang trí không gian phòng khách, bàn ăn, trang trí phòng ngủ, cửa sổ…có tác dụng làm đẹp môi trường cảnh quan, không những thế cúc họa mi còn làm cho môi trường thêm trong lành, mát mẻ hơn rất nhiều.
Cúc họa mi còn được nhiều người sử dụng làm quà tặng nhau nhân dịp kỷ niệm, nó thể hiện sự trong sáng, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi.
Công dụng của cúc họa mi
Dưỡng da
Dùng hoa cúc họa mi khô để pha như trà và uống hàng ngày giúp giữ là da mịn màng, chống các vết thâm quầng ở mắt do thức khuya hoặc làm việc nhiều. Ngoài ra, sử dụng trà hoa cúc họa mi để rửa mặt 2-3 lần mỗi tuần cũng có thể làm sạch, xoa dịu da, giảm nhờn và kháng khuẩn.
Thanh nhiệt
Nếu muốn thanh nhiệt cho cơ thể, có thể dùng trà cúc họa mi để uống hàng ngày. Cụ thể: cho hoa cúc họa mi, rễ cam thảo, đường phèn vào nồi nước rồi đun nhỏ lửa trong 5 phút. Lọc lại bỏ xác, lấy nước giữ lạnh để uống dần.
Lưu thông máu
Thả vào bồn nước nóng những bông hoa cúc họa mi tươi trước khi tắm khoảng 20 phút rồi ngâm mình trong bồn để thư giãn. Có thể tắm nước cúc họa mi mỗi tuần hai lần sẽ giúp tăng cường giải nhiệt và lưu thông máu toàn thân.
Làm sạch da, giảm dị ứng
Cho 100g hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc khô vào ly nước lạnh rồi đun sôi, để nguội. Dùng dung dịch này rửa nhẹ nhàng lên vùng trán, mặt và cổ. Cách làm sạch da này có hiệu quả rất tốt, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn và dị ứng.
Trị da khô
Hoa cúc họa mi chứa nhiều tinh dầu nên rất thích hợp với làn da khô thiếu dưỡng chất. Chỉ cần giã nát một lượng hoa cúc họa mi vừa đủ, trộn lẫn với lòng trắng trứng gà rồi thoa lên mặt trong vòng 10 phút thì rửa mặt lại với nước sạch.
Lưu ý: Không nên uống các loại trà hoa cúc khi cơ thể bị suy nhược, lạnh, biếng ăn, tiêu chảy…
Hoa cúc họa mi vừa đẹp vừa bổ dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Mùa cúc họa mi đã đến, bạn hãy tranh thủ làm các món ăn từ hoa cúc họa mi cho gia đình thưởng thức
Ngoài việc tăng thêm hương vị cho món ăn thì hoa cúc họa mi còn rất giàu dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng vi lượng. Thường xuyên uống trà hoặc ăn các món ăn từ hoa cúc họa mi sẽ rất tốt cho sức khỏe, giúp cho tâm trạng thoải mái.
Kỹ thuật trồng cúc họa mi
Bạn yêu thích loài hoa nhỏ xinh này và muốn “cải tạo” khu vườn trong nhà, trước sân hay đơn giản là trồng một chậu hoa cúc nhỏ để làm đẹp không gian sống? Vậy thì hãy note ngay kỹ thuật trồng cúc họa mi, dưới đây.
Có hai giai đoạn cụ thể trong kỹ thuật trồng cúc họa mi đó là chuẩn bị hạt giống và gieo trồng. Cụ thể trong từng giai đoạn như sau:
Chuẩn bị
Chọn hạt giống cúc họa mi tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngâm hạt trong nước ấm từ 10 – 15 giờ. Nếu như hạt giống cúc họa mi của bạn quá nhỏ thì không cần ngâm.
Pha trộn đất Akadama hạt nhỏ, 20% – 30% đất mùn và đất có lớp rêu theo tỉ lệ 1:1 trước khi gieo hạt. Bên cạnh đó đảm bảo độ ẩm và quá trình thoát nước của đất.
Gieo trồng cúc họa mi
Tiến hành gieo hạt cúc họa mi ở độ sâu khoảng 0.5cm. Nhiệt độ tốt nhất để cây nảy mầm là khoảng 20 – 26 độ C. Do đó trồng hoa vào tháng 9 – tháng 10 trong năm là thời điểm lý tưởng nhất. Khi tưới nước cho đất, nên sử dụng bình hoa sen để tránh làm trôi hạt giống.
Tầm 30 – 40 ngày hoa sẽ bắt đầu nảy mầm, mọc lá, phát triển. Ở khoảng thời gian này người trồng nên làm cỏ, vun xới đất. Khi cây được khoảng 15 – 20 ngày tiến hành bấm ngọn, từ ngày bấm ngọn đầu tiên đến lần bấm ngọn thứ hai nên cách nhau ít nhất 15 ngày.
Bên cạnh đó nên bấm nụ phụ của hoa để hoa nở to và đẹp hơn, nếu phát hiện nhánh nhỏ hoặc sâu bệnh nên cắt bỏ. Đồng thời tưới nước cho cây ở dạng phun sương, để cả bông và lá hoa đều hấp thụ được nước.
Cách chăm sóc Cúc Họa Mi
Trong quá trình trồng hoa thì chăm sóc được xem là giai đoạn quan trọng để cúc họa mi phát triển. Người trồng cần lưu ý những vấn đề sau:
Cúc họa mi là loài hoa ưa sáng, do đó hãy chắc chắn rằng cây được cung cấp đầy đủ ánh sáng tự nhiên nhất. Nếu trồng hoa vào ngày hè nắng nóng nên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, đưa cây đến chỗ mát hoặc làm bạt che phủ.
Thời tiết mát mẻ giúp cúc họa mi sinh trưởng rất nhanh, nhiệt độ lý tưởng nhất là khoảng 25 độ C, tuy nhiên nếu thời tiết quá lạnh cây sẽ chết.
Loài hoa này không ưa ẩm, nên chỉ cần tưới nước 1 lần trong ngày, mỗi ngày tưới cách nhau khoảng 7 – 10 ngày.
Thường xuyên làm sạch cỏ dại quanh cúc họa mi, nếu không loài cỏ hoang này sẽ ăn hết các chất dinh dưỡng nuôi cây.
Hình ảnh Hoa Cúc Họa Mi đẹp
Trên đây là bài viết Báo Khuyến Nông về loài hoa cúc họa mi hay còn được gọi là cúc dại. Một loài hoa hoang dại nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.