Bàng Singapore được biết đến với loài cây xanh mang kiểu dáng hiện đại, thích hợp đặt trong kiến trúc nội thất văn phòng, chung cư và đang rất hot trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, bàng Singapore thuộc họ Dâu tầm (Ficus), là loài cây dễ sống, sinh trưởng chậm, thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu và được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhưng một cây dù dễ trồng và sinh trưởng đến mấy cũng là một thực thể cần các yếu tố cơ bản để duy trì sự sống như nước, ánh sáng mặt trời, đất,… và có thể bị bệnh, dẫn đến chết cây.
Lá bàng bị rụng nhiều nhưng bạn không hiểu nguyên nhân vì sao?
Nếu như bị các yếu tố khác từ môi trường tác động như sâu bệnh, nấm, virus,… bàng Singapore sẽ bị rụng lá, bị nâu, khô cây,… và có thể sẽ chết nếu như không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Vì thế, Agrioly mong muốn bạn sẽ có một cây bàng Singapore thật khỏe mạnh với một số lưu ý trong việc chăm sóc như sau:
Về cơ bản, bàng Singapore cần:
Ánh sáng mặt trời trực tiếp để cây hồi phục (trong môi trường phòng ốc nhiều khí độc)
Tưới nước trên một tuần/ lần chỉ khi chạm thấy đất khô.
Nhiệt độ ấm áp (24 – 35oC)
Tránh xa lỗ thông gió, bếp lò, máy in hay photocopy, …
Cố gắng giữ cây trong cùng một chậu. Thay thế nếu thấy cần thiết nhưng bàng Singpare sẽ yếu đi nếu bị dịch chuyển quá nhiều.
Về lưu ý cụ thể, bạn cần:
Bàng Singapore mang lại niềm vui, giúp không khí trong lành, mát mẻ.
1. Vị trí đặt cây phù hợp:
Bạn cũng nên xem xét vị trí cây có gần chỗ nhiều ánh sáng trưa – chiều gắt nắng và gần khu bếp nóng hay không,…
Do nước trong đất sẽ bị bốc hơi nhanh hơn và khiến cho cây bàng Singapore bị sốc nước đột ngột. Và các khoảng thời gian mùa khô trời nóng sẽ ảnh hưởng đến tường cũng như các vật truyền – tỏa nhiệt ảnh hưởng đến cây bàng Singapore gần đó, nên chúng ta cần điều chỉnh vị trí chậu bàng Singapore xa nơi hay đồ vật có nhiệt độ thường bị thay đổi.
2. Hãy tưới nước một cách khôn ngoan:
Tưới nước quá nhiều khiến rễ cây bị thối rữa.
Lí do thường xuyên cây bàng Singapore bị rụng lá là vì đất trồng dư nước và bộ rễ của cây bị hư thối.
Thường thì bạn nên xem xét dưới chậu có lỗ thoát nước hay không? Bao nhiêu phần đất trong chậu bị ẩm.
Cần xem xét lỗ thoát nước dưới đáy chậu và tưới nước vừa phải.
Bạn có thể lấy một thanh gỗ nhỏ kích thước bằng một cây viết chì và để trong chậu. Khi thanh gỗ chuyển màu nâu tối và ẩm ướt thì ngừng tưới.
Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh lượng nước tưới nhờ máy tưới cây tự động nhỏ giọt thông minh của 1989, Đây là thiết bị sẽ giúp bạn tưới đúng lượng nước mà cây cần ngăn chặn úng rể cho cây.
3. Cho cây một không gian để lớn lên:
Nếu bạn có một căn phòng vừa cho những cây lớn như đa phần hình dánh của bàng Singapore thì bạn cần một kế hoạch chăm sóc cây định kì.
Bàng Singapore khát khao đón ánh mặt trời.
Bàng Singapore cần một sự đầu tư và chăm sóc thường xuyên.
Đảm bảo chậu cây bạn chọn phù hợp với căn phòng và không gian để bàng Singapore có thể sinh trưởng tốt qua nhiều năm để tránh bị rụng lá cũng như phòng trừ các bệnh khác cho cây. Nếu có thể, nên di chuyển bàng Singapore ra ngoài 2 lần/ tháng để cây hồi phục và đón nắng.
4. Giữ chúng luôn sạch sẽ
Bàng Singapore thường dựa vào lá để quang hợp cho sinh trưởng và phát triển. Mặt lá được rải đều bởi những lỗ khí nhỏ luôn đóng mở suốt một ngày và có thể bị tách nghẽn bởi bụi, ảnh hưởng đến quá trình cây lọc không khí và ra lá mới.
Bên ngoài thì cây được làm sạch bởi những cơn mưa. Trong nhà, những dịp lau nhẹ lá cây bằng khăn ẩm, sạch mỗi tháng sẽ giúp là cây luôn tươi và khỏe mạnh.
Ngoài ra, bạn có thể lau lá bằng dầu dừa hoặc sữa,… cho lá cây bàng Singapore được sáng bóng, khỏe mạnh, hạn chế bị rụng và luôn tươi tắn.
5. Đừng quên bón phân
Kiểm tra đất trong chậu, thường bón phân cho cây đúng tỉ lệ bạn nhé!
Hầu như các loài cây đều tươi tốt hơn nếu chúng ta biết bón phân đúng cách, đặc biệt cây trong chậu cần lưu ý về việc bón phân đều đặn và đúng tỉ lệ.
Bạn nên thay đất mới và bổ sung phân bón khi đất đã cũ và nhớ làm đầy chậu với khoảng cách từ mặt đất trồng lên mép thành chậu là 1 cm.
Bạn nên đề ra một kế hoạch cho phép bạn thúc đẩy đất tươi tốt ổn định qua bón phân và tưới nước hợp lý.
6. Chú ý rễ cây
Cây bàng Singapore cần một khoảng thời gian ngắn ở bên ngoài để hồi phục. Từ kích thước nhỏ đến lớn, thì bộ rễ trong chậu cần được đảm bảo khỏe mạnh.
Không có nắng, cây dễ bị bệnh nấm, rụng lá,…
Nếu cây không thường được chiếu ánh nắng trược tiếp từ mặt trời, đất không được hong khô đủ để diệt trừ những mầm bệnh từ nấm và virus, lá cây bàng Singapore sẽ bị rụng, cháy và trong vài trường hợp, cây sẽ chết.
7. Thay chậu đúng lúc
Dĩ nhiên, một cái cây chẳng thể sống được nếu không có chậu, vì thế, chọn chậu phù hợp và thay chậu đúng lúc là công đoạn khá quan trọng.
Chuyển cây từ chậu cũ sang mới, bạn cần chọn chậu có kích thước to hơn để bộ rễ bàng Singapore có thể phát triển.
Nên có lỗ thoát nước ở đáy chậu để tránh vài rủi ro của việc tưới nước quá nhiều và thường xuyên kiểm tra bộ rễ có vượt ra ngoài lỗ thoát nước để tiến hành thay chậu trồng cây đúng lúc.
Nhớ, để một dĩa nhỏ lót dưới đáy chậu ngoài để có thể hứng nước bị tràn hay dư bị rỉ ra ngoài, giúp thông thoáng hơn cho chậu cây.
Dĩa hứng nước tránh ngập úng, kiểm tra độ ẩm của đất cho cây luôn khỏe mạnh.
Đặc biệt, bàng Singapore bị rụng lá đa phần là do bộ rễ bị úng nước hoặc không được tưới đủ nước. Bạn nhớ thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất và giữ cho cây bàng Singapore ở mức khô vừa phải. Không quá ẩm ướt để tránh phát sinh nấm và vi khuẩn gây bệnh.