Với mỗi loại hoa chúng có đặc điểm và hấp thụ dưỡng chất khác nhau. Vì thế người chăm hoa cần hiểu được những đặc điểm của hoa hồng thì mới có thể chăm sóc tốt được chúng. Điều đó không chỉ riêng với hoa hồng mà còn đối với tất cả các loại cây trồng khác như lan, sen, súng, ….
Muốn chăm sóc tốt cho hoa hồng cần lưu ý các điều sau đây
Nét đặc trưng của hoa hồng
Hoa hồng trở nên ý nghĩa vô cùng khi được coi là biểu trưng của tình yêu hay còn là hiện thân của phái nữ – vẻ đẹp bất tận. Vì thế hoa hồng luôn được yêu thích và săn đón. Đặc tính của hoa hồng ngày càng được nâng cao vì chúng được lai ghép, xuất ngoại được nhiều người ưa thích.
Để giảm bớt thời gian, công sức chăm sóc mà cây vẫn tươi tốt và cho ra nhiều hoa to, đều, đẹp. Người trồng nên sử dụng phương pháp vi sinh chăm cây từ khi mới ươm. Sử dụng các chế phẩm vi sinh: vi sinh dưỡng chất, phân bón vi sinh, kích rễ, phòng trị sâu bệnh để tạo sức đề kháng tốt cho cây…. Ngược lại khi cây hoa hồng không được chăm sóc chúng sẽ chậm phát triển, lâu ra hoa và bị còi cọc.
Cây hoa hồng hấp thụ dưỡng chất từ đâu?
Đa số đều cho rằng rễ cây có chức năng hấp thu chất dưỡng và nước đi nuôi các bộ phận của cây. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng một phần. Rễ hoa hồng được chia ra thành nhiều phần với nhiều chức năng khác nhau. Trên rễ tơ có phần lông siêu nhỏ hút dinh dưỡng nuôi cây.
Trái ngược với rễ nằm sâu trong lòng đất để hấp thụ dinh dưỡng trong đất. Lá cây và vỏ cây lại ở trên và hấp thụ dinh dưỡng từ mặt đất. Nếu như để ý kỹ bạn sẽ thấy trên bề mặt lá có nhiều lỗ khí nhỏ. Khi ta phun hay tưới dưỡng chất cho cây các lỗ khí ấy sẽ tiếp nhận và đi vào cây.
Sau khi hiểu hết về các đặc điểm của cây hoa hồng bạn sẽ chăm sóc tốt cho chúng
Lựa chọn giá thể trồng hoa
Có 2 phương án là trồng thẳng xuống đất, hoặc trồng trong chậu. Nếu trồng trong chậu bạn cần lựa chọn chậu phù hợp với từng loại cây. Ví dụ cây trưởng thành, thân cây lớn nhu cầu nước của cây cao thì nên dùng chậu lớn. Còn với những cây như ươm cành thì nên sử dụng chậu nhỏ.
Đất trồng hoa hồng: Đất đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tơi, xốp, nhẹ, giữ ẩm tốt, không có nấm và mầm bệnh. Tỷ lệ tốt nhất cho hoa hồng là 50% đất thịt, 25% trấu sống, 15% trấu chín, 5% phân bón tan chậm và trichodema.
Cách tưới nước
Tưới nước: Hoa hồng ưa nước vì thế nên tưới đẫm, không tưới buổi tối. Mùa hè tưới lúc sáng sớm và chiều mát. Còn mùa đông tránh sương sáng sớm vì thế bạn nên tưới lúc hửng nắng gần trưa.
Phân bón – chăm sóc cây
Ưu tiên phân bón tự nhiên hữu cơ. Bạn có thể tự làm phân bón cho hoa bằng chuối, nha đam, bã chè, đậu phụ, … Những loại phân bón này vừa tự nhiên, dễ làm mà tiết kiệm kinh tế. Ngoài ra cũng không thể thiếu các loại phân bón vi sinh, trừ sâu bệnh.
Cắt tỉa cành, lá: Hoa hồng thường bị các bệnh như bệnh rệp sáp, rỉ sắt, phấn trắng, bọ trĩ, … Vì thế cần cắt tỉa cành lá thông thoáng để phòng bệnh. Thường xuyên cắt tỉa lá hư, với hoa đã nở nên cắt bỏ. Khi cắt bấm cách ngọn 2 tầng lá để tạo cho cây có sức đâm nhanh mới.
Khi cây hoa hồng có nhánh mới, cần quan sát để biết cây có đủ chất dinh dưỡng không. Nếu mầm có màu đỏ tía đậm, thân mập mạp, báo hiệu cây được cung cấp đủ dưỡng chất. Ngược lại nhánh mới ốm yếu, vóng (vươn cao) là cây thiếu dinh dưỡng. Cần chăm sóc nhiều hơn nữa trong kỳ sau và cả trong việc cắt tỉa.
Hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học, hay thuốc trừ sâu. Tìm hiểu các loại phân bón vi sinh, dầu Neem oil các loại chuyên dùng cho hoa hồng.
Trên đây chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc hoa hồng tại nhà. Chúc người chơi hoa có những gốc hồng xinh tươi và luôn vui trong chăm sóc hoa cây cảnh.