Bạn có biết rằng các bệnh thường gặp ở cây cảnh dù nhẹ nhất cũng có thể khiến cây suy yếu, phát triển kém, biến dạng hoặc chết? Bạn đã biết một cây cảnh như thế nào là bị bệnh chưa?
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và khám phá các biểu hiện bệnh qua các thông tin được Agrioly tổng hợp ở bài viết dưới đây nhé!
Mất cân bằng dinh dưỡng ở cây
Cây cối không phải cứ tưới thật nhiều nước hay bón thật nhiều phân là có thể phát triển xanh tốt. Sự dư thừa hoặc thiếu một chất nào đó cũng khiến gây gặp hoạ. Nhiều loại bệnh thường xuất hiện từ việc chăm sóc không khoa học dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng ở cây đấy. Bởi vậy bạn nên tìm hiểu đặc điểm cũng như các giai đoạn phát triển của cây để có thể cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Ngoài ra, những bệnh thường gặp ở cây được phân chia ra thành bệnh không truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm. Trường hợp cây bị bệnh do những yếu tố ngoại cảnh không phù hợp như khí hậu, đất, nhiệt độ, nước và chất dinh dưỡng bị thiếu hoặc bị thừa quá mức,… chúng ta sẽ xác định cây bị bệnh không truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh sinh lý.
Dưới đây sẽ là một số biểu hiện về việc mất cân bằng dinh dưỡng ở cây:
– Cây bị thiếu Nitơ dẫn đến vàng lá.
– Thiếu Kali có thể khiến lá cây bị biến màu hoặc xuất hiện một số đốm màu đậm.
– Thiếu sắt ở cây có thể khiến cho lá chuyển màu trắng hoặc trắng vàng.
– Vi lượng Bo trong đất không đủ để cung cấp cho cây có thể khiến cho lõi cây bị khô, thối, ngọn và rễ có thể xuất hiện các đốm vàng nâu.
– Mất cân bằng độ ẩm trong đất có thể khiến rễ cây bị úng nước hoặc ngọn cây bị khô.
– Nếu nhiệt độ môi trường quá lạnh có thể dẫn đến thân cây bị khô nứt.
– Không cung cấp đủ độ sáng khiến cây không thể quang hợp, lá mất màu xanh tự nhiên thậm chí chuyển sang màu vàng.
Tất cả các dấu hiệu trên đều do sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất khiến cho các bộ phận của cây hoạt động kém hiệu quả. Cây có thể thể hoạt động không hiệu quả, nếu nghiêm trọng hơn có thể bị chết.
Bệnh gây hại thân cành cây cảnh
Đây là bệnh quan trọng nhất trong các loại bệnh hại cây cảnh. Dù không nhiều nhưng rất nguy hiểm, cây có thể bị chết khô. Ví dụ điển hình là bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, bệnh khô héo. Tác hại của bệnh hại thân cành là làm cho cây sinh trưởng kém.
Bệnh liên quan đến rễ cây
Rễ cây là bộ phận vô cùng quan trọng, nó giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng và cung cấp cho các bộ phận của cây để phát triển. Đây cũng chính là giá đỡ để giúp cây có thể đứng vững và sinh trưởng khỏe mạnh.
Tuy nhiên nếu rễ cây bị bệnh thường sẽ gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho cây. Một số loại bệnh có thể dễ dàng bắt gặp ở bộ phận này như: úng rễ, thối cổ rễ cây non, mục rễ… Những bệnh lý này thường rất khó phát hiện nhưng lại khiến cho cây sinh trưởng và phát triển kém.
Nguyên nhân gây nên bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, nấm, virus, tuyến trùng, ngập nước lâu ngày…. Triệu chứng của các bệnh liên quan đến rễ cây thường khá phức tạp, tuy nhiên bạn có thể chia thành 4 nhóm cơ bản sau để dễ phân biệt: Phá hoại cổ rễ khiến cho gốc cây bị loét nhẹ; Gốc và rễ cây xuất hiện các nốt phình, biểu hiện tương tự bệnh sùi gốc hoặc tuyến trùng; Phần gỗ ở gốc cây bị thối; Mạch dẫn bị tắc,…
Bệnh gây hại lá cây cảnh
Bệnh hại lá cây cảnh thường do các yếu tố sinh vật và vi sinh vật gây ra. Đây là bệnh phổ biến nhất ở cây cảnh so với bệnh hại thân cành và rễ. Đa phần ở mọi loài cây số lượng lá nhiều, tổng diện tích lá lớn. Nếu cây bị bệnh về lá, tác hại của bệnh có thể làm lá rụng, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, thậm chí làm cây chết.Nguyên nhân gây bệnh thường do nấm, vi khuẩn, virus, mycoplasma. Trong đó nấm chiếm số lượng nhiều nhất. Triệu chứng khi cây cảnh bị bệnh hại lá bao gồm:Xoăn lá, nhỏ lá khảm lá, vàng lá, phấn trắng, bồ hóng, gỉ sắt.
Một số cách phòng và trị cây bệnh
Đối với bệnh gặp ở cây cảnh, bạn phải tìm hiểu và xác định được nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh bệnh từ đó có biện pháp điều trị và phòng bệnh tái phát.
Để biết chính xác những điều này, chúng ta cần có kiến thức tổng hợp về nhiều môn khoa học như sinh hóa, hóa học, thổ nhưỡng học, khí tượng sinh lý thực vật, cây trồng và một số chuyên môn như trồng trọt, nông lâm học,… Ngoài ra việc tạo một môi trường phát triển phù hợp với từng loại cây cũng là điều cần thiết – “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Không chỉ cần phải cân đối dinh dưỡng để đảm bảo cây luôn có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng mà bạn còn phải lưu ý trong việc cung cấp nước cũng như cách tưới nước phù hợp cho cây.