Nhà phố chật hẹp, nhiều vật liệt khô cứng hay không gian ở công ty bịt bùng, không có mảng xanh. Thế nên, nhiều chị em muốn đưa thiên nhiên tươi đẹp với những loài hoa rực rỡ trồng trong nhà hay công ty nhưng điều đó thật khó bởi cây hoa muốn rực rỡ phải sống ở ngoài trời để quang hợp.
Trong thế giới hoa muôn màu ấy thật may có một loài hoa bền đẹp, sang trọng, duyên dáng có thể trồng được ở trong nhà hoặc ở công ty, dễ trồng và tốn ít công chăm, thỏa mãn được nhu cầu của chị em đó chính là cây hoa hồng môn.
Đặc điểm của cây hồng môn
Cây Hồng Môn có nhiều tên gọi khác nhau như Hồng hạc, môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Loài hoa này được tìm thấy tại Colombia và Ecuador, thuộc họ Ráy. Cây Hồng Môn thường mọc thành bụi, có kích thước ngắn chỉ khoảng từ 50cm đổ xuống. Đây là loại cây sống lâu năm, có sức khỏe tốt nên thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí.
Lá cây màu xanh có hình trái tim, khi còn non thì sẽ có màu nhạt hơn. Kích thước chiều dài của lá là từ 18 đến 30cm, kích thước chiều rộng là từ 9 đến 15cm.
Cuống lá cây hình ống trụ rỗng bên trong, có kích thước đạt từ 30 đến 40cm. Hoa có dạng hình trái tim, phiến mở rộng. Hoa Hồng Môn thường có màu đỏ ngọc, hồng, cam và màu trắng. Nhụy hoa có màu vàng và trên mỗi hoa thường có thêm nhiều hoa nhỏ.
Ứng dụng và lợi ích cây tiểu hồng môn
Cây tiểu hồng môn có hình dáng nhỏ xinh nên trồng làm cây để bàn rất đẹp mắt. Tiểu hồng môn trồng trong các chậu sứ xinh xinh, hoặc trồng vào các bình thủy tinh lộ ra bộ rễ, thân lá tuyệt đẹp. Vẻ đẹp hài hòa, sang trọng của cây giúp cho không gian thêm nổi bật, và sinh động , tươi vui hơn.
Là một trong số ít loài cây nội thất có hoa rực rỡ,Tiểu hồng môn để bàn thường được trưng trong phòng làm việc, bàn ăn, bàn trà, quầy lễ tân, bàn thu ngân, kệ tivi, giá sách, hoặc bàn học… ở nhà phố, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, cơ quan, công sở…tạo không khí làm việc hứng khởi, giảm stress, tăng hiệu quả công việc, kích thích khả năng sáng tạo của nhân viên.
Cây tiểu hồng môn ngoài tác dụng trang trí còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Những chiếc lá dầy, to bản có khả năng hấp thụ xylen, benzene, formandehit là những chất độc có thể gây ra nhiều bệnh cho con người đặc biệt là hô hấp, thậm chí cả ung thư. Một loài cây vừa mang ý nghĩa nhân văn, công năng hiệu quả, hội tụ nhiều ưu điểm rất phù hợp với thế giới hiện đại.
Cây tiểu hồng môn còn được ưu ái lựa chọn làm quà tặng người thân, bạn bè, đối tác, một nửa… trong những dịp sinh nhật, khai trương, tân gia, thăng chức….với mong muốn người nhận được may mắn, hạnh phúc.
Tiểu hồng môn ưa bóng nên có thể trồng ngoại thất dưới tán cây to, hoặc trồng thành bụi trang trí tiểu cảnh sân vườn đem đến vẻ đẹp duyên dáng, hài hòa cùng màu sắc nổi bật.Những chiếc cuống lá dài mảnh mai vươn thẳng nâng những phiến lá xanh mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ.
Ý nghĩa phong thủy của cây hồng môn
Cây Hồng Môn trong phong thủy thể hiện cho sự may mắn và tài lộc. Đặc biệt, loài hoa này rất hợp phong thủy với những người có cung mệnh Thổ hoặc mệnh Hỏa. Cho nên, đối với những người thuộc hai cung mệnh này nếu lựa chọn hoa Hồng Môn để trang trí trong phòng khách hoặc bàn làm việc sẽ giúp sự nghiệp thành công, gia chủ làm ăn phát đạt.
Hoa tiểu hồng môn có màu đỏ sáng, trong phong thủy nó mang lại may mắn cho gia chủ trong con đường kinh doanh, nếu trồng cây tiểu hồng môn thì tình trạng tài chính của bạn chắc chắn tăng lên rất nhiều.
Cách trồng chăm sóc hồng môn trong nhà
Cây hoa hồng môn tương đối dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, sống bền lâu có thể được sử dụng làm cây cảnh trong nhà hay cây cảnh ngoại thất đều được.
Ánh sáng: Hồng môn ưa bóng, ánh sáng khuếch tán khoảng 30-50%, không nên trồng cây nơi nắng chiếu trực tiếp làm cháy lá. Bạn có thể trưng cây nơi cửa sổ, cửa kính để có màu sắc hoa đẹp, chỗ tối hơn cây vẫn không sao.Tốt nhất nên trưng ở cửa sổ có rèm hoặc dưới tán cây lớn.
Nhiệt độ: hồng môn ưa mát, sống tốt trong môi trường điều hòa, chịu nóng và lạnh kém. Nhiệt độ ưa thích là 18-29oC. Nhiệt độ dưới 15oC thì cây xấu yếu, èo uột; nhiệt độ cao trên 35oC lá bị cháy, vàng lá, dẫn đến chết cây.
Độ ẩm thích hợp với hồng môn là 70-80%.
Đất trồng: tốt nhất cho hồng môn trong nhà theo tỷ lệ 2 đất thịt: 2 xơ dừa : 1 trấu hun :1 phân hữu cơ.
Tưới nước: Hồng môn chịu hạn tốt hơn úng. Nếu chậu cây bị khô màu lá sẽ nhạt, thừa nước cây bị thối do úng rễ. Lượng nước tưới 2-3 lần/ tuần khoảng 300-500 ml nước, tốt nhất nên tưới khi đất trên mặt chậu se khô.
Hồng môn được nhân giống bằng tách cây con, nuôi cấy mô từ lá hoặc gieo hạt.
Khoảng 15 ngày nên trưng cây ra ngoài trời, ánh sáng nhẹ từ 16h-9h để tăng màu sắc cho hoa lá, giảm sâu bệnh.
Bón phân: hàng tháng bón phân NPK tỷ lệ 16-16-8 khi cây bị vàng lá, xấu yếu phun thêm B1, Atonik…thường xuyên tỉa lá già để tạo độ thông thoáng nhằm hạn chế năm bệnh phát sinh.
Lau lá hàng tuần bằng khăn sạch ẩm, tránh để nước đọng trên lá gây ra các đốm nâu do nấm gây hại.